Vay-nuoc-ben-song-1724126397.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9Yel2gFolyHQp-7K2dVmlw

Bức Vầy nước bên sông, kích thước 60x80 cm, mô tả cảnh nhóm trẻ chơi đùa bên sông trong buổi chiều tà.

Tranh thuộc triển lãm Dấu thiêng, với 50 tác phẩm sơn mài sẽ được họa sĩ Chu Nhật Quang trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Bức Vầy nước bên sông, kích thước 60x80 cm, mô tả cảnh nhóm trẻ chơi đùa bên sông trong buổi chiều tà.

Tranh thuộc triển lãm Dấu thiêng, với 50 tác phẩm sơn mài sẽ được họa sĩ Chu Nhật Quang trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Noi-bat-dau-1724119625.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9zKRhKHobn7btdysxTaECg

Tác phẩm Nơi bắt đầu được Chu Nhật Quang vẽ năm 2021, lấy bối cảnh chùa Thầy, Thạch Thất (Hà Nội), dựa vào kỷ niệm ngày nhỏ cùng ông nội và bố về nơi đây, đúng dịp người dân tổ chức hội làng và biểu diễn múa rối nước.

Chu Nhật Quang sớm tiếp xúc hội họa khi thường được ông và bố dẫn đến xưởng vẽ của gia đình. Năm 7-8 tuổi, ông nội đã hướng dẫn anh những bước cơ bản của vẽ sơn mài. Ngày nhỏ, anh say mê hình tượng rối và các nhân vật như long, ly, quy, phượng, ấp ủ thực hiện loạt tác phẩm chủ đề này từ lâu, mất bốn năm hoàn thiện.

Tác phẩm Nơi bắt đầu được Chu Nhật Quang vẽ năm 2021, lấy bối cảnh chùa Thầy, Thạch Thất (Hà Nội), dựa vào kỷ niệm ngày nhỏ cùng ông nội và bố về nơi đây, đúng dịp người dân tổ chức hội làng và biểu diễn múa rối nước.

Chu Nhật Quang sớm tiếp xúc hội họa khi thường được ông và bố dẫn đến xưởng vẽ của gia đình. Năm 7-8 tuổi, ông nội đã hướng dẫn anh những bước cơ bản của vẽ sơn mài. Ngày nhỏ, anh say mê hình tượng rối và các nhân vật như long, ly, quy, phượng, ấp ủ thực hiện loạt tác phẩm chủ đề này từ lâu, mất bốn năm hoàn thiện.

Dan-loi-ve-lang-1724127215.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=u-NogThTGI5qlVOSlR5VBw

Tranh Dẫn lối về làng, kích thước 120x80 cm, mô tả những rối rắm trong tiềm thức họa sĩ. Phượng hoàng tượng trưng cho trăn trở của tác giả về sự tái sinh của rối nước.

Chu Nhật Quang từng thử vẽ màu nước, than chì nhưng chỉ sơn mài mới thỏa mãn cảm xúc của anh.

Tranh Dẫn lối về làng, kích thước 120x80 cm, mô tả những rối rắm trong tiềm thức họa sĩ. Phượng hoàng tượng trưng cho trăn trở của tác giả về sự tái sinh của rối nước.

Chu Nhật Quang từng thử vẽ màu nước, than chì nhưng chỉ sơn mài mới thỏa mãn cảm xúc của anh.

Lu-1724127222.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9HQCxbR9mP4ZFu6rTSU4pw

Bức Lũ, kích thước 120x80 cm,cho thấy bầu trời và những con sóng nước như đang muốn nhấn chìm người lái thuyền, nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Chọn chất liệu sơn mài, Chu Nhật Quang cho biết gặp không ít thử thách bởi phải qua nhiều công đoạn như mài, toát sơn, chờ khô, sau đó lặp lại quy trình. ''Các tác phẩm trong triển lãm tới đều mang cảm giác chờ đợi đến sốt ruột'', họa sĩ nói. Dù có lúc nản, anh hài lòng khi nhìn thấy thành quả của mình.

Bức Lũ, kích thước 120x80 cm,cho thấy bầu trời và những con sóng nước như đang muốn nhấn chìm người lái thuyền, nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Chọn chất liệu sơn mài, Chu Nhật Quang cho biết gặp không ít thử thách bởi phải qua nhiều công đoạn như mài, toát sơn, chờ khô, sau đó lặp lại quy trình. ''Các tác phẩm trong triển lãm tới đều mang cảm giác chờ đợi đến sốt ruột'', họa sĩ nói. Dù có lúc nản, anh hài lòng khi nhìn thấy thành quả của mình.

Mua-nuoc-noi-1724127230.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wDsWSVNGEyYR8m60Ncacmg

Tranh Mùa nước nổi.

Theo họa sĩ, tranh phong cảnh của anh kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Anh ứng dụng phương pháp đào tạo hàn lâm ở phương Tây, tạo nét mới mẻ trong màu sắc, cách xử lý đường nét, bố cục.

Tranh Mùa nước nổi.

Theo họa sĩ, tranh phong cảnh của anh kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Anh ứng dụng phương pháp đào tạo hàn lâm ở phương Tây, tạo nét mới mẻ trong màu sắc, cách xử lý đường nét, bố cục.

Mo-hinh-chim-su-1724127252.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=teTaF01hmlm3qlaTMPyaww

Tác phẩm Mô hình chim sứ.

Ngoài cảnh nông thôn miền Bắc, Chu Nhật Quang giới thiệu các bức sơn mài tĩnh vật, tả các vật dụng quen thuộc hay những loại quả trong triển lãm cá nhân đầu tiên.

Tác phẩm Mô hình chim sứ.

Ngoài cảnh nông thôn miền Bắc, Chu Nhật Quang giới thiệu các bức sơn mài tĩnh vật, tả các vật dụng quen thuộc hay những loại quả trong triển lãm cá nhân đầu tiên.

Ban-tra-1724127257.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=T6vmq1jkMM8Fs42r-_DhsQ

Bức Bàn trà - tím.

Họa sĩ Thành Chương nhận định tranh của Chu Nhật Quang biểu đạt rõ nét chất hiện đại, hòa trộn nét truyền thống một cách tự nhiên. Cá tính tác giả cũng được thể hiện rõ, không lẫn với ai.

Bức Bàn trà - tím.

Họa sĩ Thành Chương nhận định tranh của Chu Nhật Quang biểu đạt rõ nét chất hiện đại, hòa trộn nét truyền thống một cách tự nhiên. Cá tính tác giả cũng được thể hiện rõ, không lẫn với ai.

Phich-nuoc-va-ba-qua-hong-1724127262.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=M7Xlg26UsAG6T1RqrrtNpw

Tranh Phích nước và ba quả hồng.

Trên con đường sáng tạo mỹ thuật, Chu Nhật Quang tuân theo giá trị cốt lõi là văn hóa của dân tộc. Anh ấp ủ mang tranh sơn mài Việt Nam ra thế giới, muốn tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống đến bạn bè quốc tế.

Chu Nhật Quang, có ông nội là Nghệ sĩ Nhân dân Chu Mạnh Chấn - họa sĩ có đam mê khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa làng quê Bắc Bộ qua nghệ thuật sơn mài, bố là Nghệ sĩ Ưu tú Chu Lượng, nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long. Anh từng có thời gian theo học hội họa tại trường Santa Ana, California (Mỹ), tốt nghiệp cử nhân ngành Thiết kế ứng dụng ở Đại học RMIT, Melbourne (Australia).

Tranh Phích nước và ba quả hồng.

Trên con đường sáng tạo mỹ thuật, Chu Nhật Quang tuân theo giá trị cốt lõi là văn hóa của dân tộc. Anh ấp ủ mang tranh sơn mài Việt Nam ra thế giới, muốn tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống đến bạn bè quốc tế.

Chu Nhật Quang, có ông nội là Nghệ sĩ Nhân dân Chu Mạnh Chấn - họa sĩ có đam mê khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa làng quê Bắc Bộ qua nghệ thuật sơn mài, bố là Nghệ sĩ Ưu tú Chu Lượng, nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long. Anh từng có thời gian theo học hội họa tại trường Santa Ana, California (Mỹ), tốt nghiệp cử nhân ngành Thiết kế ứng dụng ở Đại học RMIT, Melbourne (Australia).

Phương Linh Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022