Nghệ sĩ Mạnh Linh, tên thật là Phạm Văn Lạng, sinh năm 1929 trong một gia đình thành thị ở tỉnh Hà Bắc, nay là tỉnh Bắc Giang. Đam mê nghệ thuật từ nhỏ, ông đã sớm bỏ nhà theo một gánh hát cải lương, sống cuộc đời lang bạt. 

Đến năm 1945, ông quay về quê hương, gia nhập gánh hát Xuân Đài và sau đó tham gia cách mạng.

no5o2q3aat1-p7lxm5dtar2-ree3txnonq3.jpg

Mạnh Linh là một trong những diễn viên chính của bộ phim điện ảnh đầu tiên của miền Bắc sau năm 1954 - "Chung một dòng sông" (1959), đánh dấu bước ngoặt trong nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. 

Ông còn giữ chức Đoàn trưởng Đoàn kịch Bắc, một trong ba đoàn thuộc Đoàn kịch nói Trung ương, nay là Nhà hát kịch Việt Nam, trước khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam năm 1972 và Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam năm 1983.

Ngoài vai trò lãnh đạo, Mạnh Linh còn là một diễn viên và đạo diễn tài năng, để lại dấu ấn với nhiều vai diễn trong các vở kịch nổi tiếng. Trong lĩnh vực điện ảnh, ông tham gia hàng loạt phim đình đám thời đó.

c0k7glpiou1-11q71soezi2-vwj9j72qpp3.jpg

Đặc biệt, vai ông Thuấn trong phim "Tướng về hưu" (1988) đã tạo nên hình ảnh một vị tướng về hưu lạc lõng trong cuộc sống gia đình đang thay đổi, đối mặt với những giá trị đảo lộn. Vai diễn này đã khắc sâu trong lòng khán giả và khẳng định tài năng diễn xuất của Mạnh Linh.

Năm 1988, ông được phong tặng danh hiệu NSND, nhưng chỉ 8 năm sau, tức năm 1996, NSND Mạnh Linh bị tước danh hiệu vì bị buộc tội đồng phạm với con gái trong vụ án vay tiền mà không trả. Ông đã bán nhà để giúp con trả nợ, nhưng cuối cùng vẫn nhận án 8 năm tù giam. 

Do tuổi cao sức yếu, ông được về quê dưỡng bệnh cho đến khi hưởng lệnh đặc xá, trong khi con gái ông chịu án đến hết năm 2003.

Nghệ sĩ Mạnh Linh có hai người con trai và hai người con gái. Người con trai cả mất sớm do tai nạn, để lại ba người cháu nội cho ông. Con trai thứ hai nghiện ma túy, phải đi cai nghiện, để lại hai cháu trai cho ông bà nội nuôi nấng. 

Sau khi được đặc xá, ông chuyển về Hà Nội sống cùng vợ và các cháu nội trong căn hộ chật chội, chỉ vỏn vẹn 12 mét vuông.

bmb67t128f1-9r66pa3wsg2-aol1bm5k233.jpg

Những năm tháng cuối đời, ông mắc nhiều bệnh tuổi già như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Mặc dù được đồng nghiệp tạo cơ hội để cải thiện thu nhập bằng cách tham gia lồng tiếng, ông từ chối vì lo ngại tai tiếng. 

Ông sống ẩn dật và đến nay, vẫn là người duy nhất bị tước danh hiệu NSND. Nếu còn sống, ông đã 95 tuổi, tuy nhiên, cũng có thông tin ông đã qua đời nhưng không rõ năm nào.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022