Bài viết là lời tâm sự của một cô gái trẻ tên là Shan Shan, sống tại Trung Quốc. Ngay sau khi đăng tải trên Toutiao, câu chuyện của cô đã thu hút sự chú ý. 

***

Tai hoạ ập đến

Vào ngày sinh nhật thứ 10 của tôi, khi bố mẹ tôi đang trên đường từ thị trấn về mua bánh kem, chiếc xe 3 bánh mà họ đang lái đã bị lật xuống một con mương sâu gần đó. Khi được người qua đường phát hiện thì họ đã tử vong.

Ngày hôm đó, tôi đang háo hức chờ đợi chiếc bánh sinh nhật của bố mẹ. Khi tôi ra khỏi nhà, mẹ mỉm cười nói với tôi: "Shan Sơn, hãy ở nhà đợi bố mẹ về ăn mừng sinh nhật của con". 

Tôi gật đầu nhìn bố mẹ phóng chiếc xe 3 bánh cũ. Tôi đã ngồi cả buổi ngoài cổng chờ bố mẹ về nhưng cuối ngày nhận hung tin từ hàng xóm rằng họ đã qua đời. Tôi không muốn tin vào sự thật này, chỉ đến khi nhìn bố mẹ được đưa về với những vết xước đầy người, không còn hơi thở, tôi đã ngã quỵ. Mọi người đến an ủi tôi. 

Bà nội tôi khóc lóc vật vã, không ngừng trách móc. Bà cho rằng vì đi mua bánh cho tôi nên bố mẹ tôi mới xảy ra tai nạn. Bà nói nếu không vì tôi đòi bánh kem, con trai của bà chắc chắn sẽ không sao. Còn bà ngoại cũng dành cho tôi ánh mắt không mấy đồng cảm. 

capturenn-1722414527200158084494-1722479663594-17224796640801761783823.png

(Ảnh minh hoạ)

Tuần thứ hai sau đám tang của bố mẹ, khi tôi đi học về, tôi thấy một người đàn ông và một người phụ nữ lạ mặt đang ngồi trên ghế sofa trò chuyện vui vẻ với bà tôi. Sự xuất hiện đột ngột của tôi đã làm gián đoạn cuộc trò chuyện của họ. Kể từ khi bố mẹ tôi qua đời, bà nội luôn có thái độ không tốt với tôi. Nhưng lần này, bà lại mỉm cười gọi tôi ra có chuyện cần chia sẻ.

"Shan Shan, cháu không còn nhỏ nữa, chi phí học tập và sinh hoạt của cháu rất tốn kém. Bà đã già, không còn đủ khả năng nuôi cháu. Cặp vợ chồng này muốn nhận cháu làm con nuôi, cháu thấy sao?", bà nội hỏi tôi. 

Tôi vô cùng bất ngờ trước lời đề nghị, kèm theo sự tủi thân, bất lực. Hoá ra bà nội muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi có vài ngày để suy nghĩ về chuyện này. Khi cặp vợ chồng rời đi, tôi về căn phòng nhỏ bé, nằm lên giường khóc nức nở. Hoá ra bà luôn có ác ý với tôi. Trước đây khi mẹ còn sống, bà đã nhiều lần nhiếc móc mẹ vì khôn sinh được cháu trai. Giờ bố mẹ tôi qua đời, có lẽ bà không muốn thấy sự xuất hiện của tôi nữa. 

Ngày tôi rời khỏi ngôi nhà thân yêu

Hai ngày sau, người đàn ông và người phụ nữ lạ mặt đến đón tôi. Tôi quỳ xuống cầu xin nhưng bà nội chỉ quay mặt đi. Có nhiều người thân, hàng xóm chứng kiến, có người cho rằng bà tôi độc ác khi đem cho tôi đi. Nhưng cũng có người thông cảm bởi dù gì bà đã tuổi cao sức yếu, không thể chăm sóc tôi tốt được. 

Xe nổ máy và cuối cùng tôi đành phó mặc cho số phận của mình. Đúng lúc đó, bà trẻ xuất hiện như một vị cứu tinh. Bà xoa đầu tôi an ủi: "Con ngoan, bà đến đón con về nhà". Bà trẻ đằng nhà ngoại cương quyết bảo vệ tôi: "Shan Shan là một con người có xương bằng thịt, không phải đồ vật mà mẹ có thể tùy ý cho đi. Nếu bố mẹ nó còn sống và biết bà nhẫn tâm bỏ rơi cháu ruột của mình, hẳn sẽ rất đau lòng?". 

capturebv-1722414535346844403840-1722479666681-17224796676461784147259.png

(Ảnh minh hoạ)

Cuối cùng, bà trẻ đón tôi về nhà bà. Ông bà trẻ tôi kết hôn đã mấy chục năm nhưng không có con. Ban đầu ông bà định nhận trẻ sơ sinh nhưng rồi biết câu chuyện hoàn cảnh của tôi, bà quyết định nuôi nấng tôi. Cả 2 ông bà đều không có lương hưu nên cuộc sống khá vất vả. Bà trẻ đã làm rất nhiều nghề để có tiền cho tôi ăn học, kể cả là nhặt ve chai.

Dù cuộc sống khó khăn nhưng bà luôn lạc quạn: "Dù cuộc sống không như bà mong muốn, bà vẫn cảm thấy thật tuyệt vời". Sau này tôi mới biết thời còn trẻ, bà từng bị bố mẹ chồng ghẻ lạnh, ép phải ly hôn vì không thể có con. 

Cuộc sống nghèo khó nhưng ngập tràn niềm vui

Ở với ông bà dù túng thiếu về vật chất nhưng tôi thấy đầy ắp niềm vui, niềm hạnh phúc. Ông bà luôn quan tâm, chăm sóc tôi cẩn trọng, cho tôi quần áo đẹp, đồ ăn ngon, được đi học. Bà còn sợ công việc của bà ảnh hưởng đến tôi nên đã không đi nhặt phế liệu nữa mà chuyển sang đi dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho một số hộ gia đình. 

Tuy bà không còn trẻ, nhưng nhờ tháo vát, nhanh nhẹn, thật thà nên bà có rất nhiều khách hàng. Chủ nhà quý bà nên trả lương cao hơn so với mặt bằng chung. Thấy bà vất vả, nhiều lần tôi định nghỉ học để đi làm phụ gia đình. Bà biết chuyện chỉ cười nói: "Kiếm tiền vất vả để con được học đến nơi đến chốn khiến bà rất hãnh diện, tự hào". 

Vào cuối năm tôi học cấp 3, có lần bà bị ốm rất nặng, tôi gần như nghĩ rằng mình sẽ mất bà. Nhìn thấy bà nằm trên giường rên rỉ đau đớn, tôi đau lòng rơi nước mắt. Nhưng bà tôi vẫn cố chịu đựng, an ủi tôi: "Shan Shan, bà không hề khó chịu chút nào. Bà nhất định sẽ kiên trì. Bà cũng sẽ nhìn Shanshan vào Đại học, lấy chồng và sinh con. Bà còn chưa thấy con sống hạnh phúc, làm sao bà bằng lòng rời đi?". 

capturejhty-17224145706941389860782-1722479668305-17224796684011734172283.png

(Ảnh minh hoạ)

Thay đổi cuộc đời

Kỳ thi tuyển sinh Đại học năm đó, tôi đã trúng tuyển một trường có danh tiếng ở thành phố. Tôi đã không phụ lòng ông bà trẻ. Sau khi nhận giấy báo nhập học, tôi xách va li đến thành phố cách quê tôi 1000km. Lúc chia tay ông bà, tôi đã bật khóc.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi chỉ ở lại thành phố làm việc một thời gian ngắn rồi trở về quê. Dù thu nhập ở thành phố cao hơn nhưng tôi muốn về quê vì ở đó tôi có ông bà. Công việc của tôi ổn định, sự nghiệp cũng có nhiều bước tiến mới. Chỉ sau 2 năm công tác, tôi được đề bạt lên vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh. 

Đến 30 tuổi, tôi kết hôn với một chàng trai cùng quê. Anh không đẹp trai, công việc ở mức bình thường, thậm chí còn không có gia cảnh tốt, nhưng anh có một ưu điểm mà tôi rất khâm phục, đó là tấm lòng bao dung. Anh đã đồng ý cho tôi đón ông bà về ở cùng để tiện chăm sóc. 

Anh nói với tôi rằng: "Shan Shan, trong mắt người khác, anh có thể không xứng với em, nhưng trái tim anh lại nhỏ bé chỉ đủ chứa em. Sau này, anh sẽ cùng em chăm sóc cho ông bà thật tốt". Anh ấy nói rất nghiêm túc, tôi nhìn thấy trong mắt anh ấy sự chân thành và cam kết của một người đàn ông nên tôi cưới anh ấy mà không chút do dự.

Trong đám cưới ngày hôm đó, trước mặt tất cả quan khách, anh hứa sẽ chăm sóc tốt cho bà ngoại và tôi, tôi đã xúc động rơi nước mắt. Chúng tôi đã tổ chức lễ cưới trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè. Thế nhưng ngay trong đám cưới, bà nội của tôi đã xuất hiện trước khách mời đòi nhận cháu. Bà còn yêu cầu tôi phải phụng dưỡng tuổi già. 

Tôi cảm thấy thật nực cười. Bố mẹ tôi qua đời, bà muốn đuổi tôi đi. Bà cũng chẳng đoái hoài đến tôi suốt 20 năm, nhưng bây giờ bà ấy lại xuất hiện trong đám cưới của tôi và yêu cầu tôi chu cấp tiền hàng tháng. Tôi không chấp nhận, đã kể lại sự tình năm xưa trước mặt khách mời. 

Từ lâu, tôi đã coi ông bà trẻ là ông bà nội. Tôi sẽ nỗ lực mang đến cho ông bà cuộc sống tốt đẹp hơn trước. Bà là người không bỏ rơi tôi khi gia đình biến cố, khó khăn ập đến. Cũng chính bà là người tiết kiệm từng đồng, lao động vất vả để tôi được đến trường. 

Theo Toutiao 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022