Suy gan, suy thận vì kiểu ăn tiết kiệm

Người phụ nữ có tên Tiền Vãn (40 tuổi) ở Chiết Giang, Trung Quốc nhập viện do bị mệt mỏi, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa sau bữa ăn. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm, suy gan, suy thận.

Gia đình bệnh nhân cho biết, một ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bị đầy hơi sau khi ăn. Sau đó, bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục 20 lần, nôn mửa 10 lần/ngày. Bệnh nhân tưởng bị vấn đề tiêu hóa nên đã tự mua thuốc trị tiêu chảy về điều trị. Tuy nhiên, sáng ngày hôm sau, tình trạng tiêu chảy không đỡ, bệnh nhân lại xuất hiện triệu chứng mệt mỏi quá độ nên gia đình đã đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang để cấp cứu.

  • suy-than-suy-hong-than-do-an-nam-17235237267392060211014-7-0-632-1000-crop-17235237944841858886609.jpg

    Suy thận không được ăn nấm? BS nhắc nhở có 3 thực phẩm khác cần chú ý ăn để thận khỏe mạnh

Sau khi nghe người nhà bệnh nhân mô tả về triệu chứng bệnh, bác sĩ Lã Dục, Khoa Cấp cứu của bệnh viện bước đầu chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Kết quả thăm khám và xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc axit bongkrek dẫn đến suy gan, suy thận, tổn thương não và tổn thương cơ tim. Tình trạng nguy kịch.

Sau khi hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ quyết định áp dụng các phương pháp điều trị tích cực bao gồm lọc máu liên tục và thay huyết tương.

Bác sĩ Lý Thiến, Trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang cho biết, bệnh nhân vẫn đang được chăm sóc đặc biệt.

Người nhà bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ, ngày bị ngộ độc, bệnh nhân có ăn món mì làm từ bột ngô lên men. Khi ăn, bệnh nhân phát hiện mì có mùi vị bất thường (dấu hiệu hư hỏng) nhưng vì tiết kiệm nên bệnh nhân vẫn cố ăn hết.

Bác sĩ cho biết: "Bệnh nhân đã tự đầu độc cơ thể mình bằng kiểu ăn tiết kiệm này".

18228057692790538241280px-1723629385491871967003-1723649790186-1723649791456586067702.jpg

Bệnh nhân đang được điều trị tại viện. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ khi ăn thực phẩm bị hỏng

Bác sĩ Lý Thiến giải thích: “Trong quá trình chế biến lên men bột ngô để chế biến mì, vi khuẩn Pseudomonas cocovenenans có thể xâm nhập và tạo thành axit bongkrekic mang độc tố gây hại tổn thương gan, thận, não và tim của con người. Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho bệnh nhân ngộ độc axit bongkrekic. Do đó, tỷ lệ tử vong do ngộ độc axit bongkrekic khá cao, từ 40% -100%”.

“Axit bongkrekic là chất độc bền nhiệt, có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ cao 120 độ C và không thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đã nấu chín kỹ. Ngoài các sản phẩm làm từ bột lên men như bún, mì, bánh bao,... bị hư hỏng, nấm trắng tươi bị mốc, ôi thiu cũng có thể chứa axit bongkrekic”, bác sĩ Lý Thiến bổ sung.

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc axit bongkrek, mọi người cần lưu ý:

- Khi tự làm các loại bún, mì bằng bột lên men, cần lựa chọn các loại nguyên liệu tươi, không bị hư hỏng.

- Chỉ lên men nguyên liệu trong thời gian ngắn.

- Sau khi lên men, cần chế biến và nấu chín các loại bún, mì, bánh bao…

- Tuyệt đối không sử dụng các loại bún, mì, bánh bao có dấu hiệu hư hỏng.

Khi xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm đặc biệt là dấu hiệu ngộ độc axit bongkrekic như: đau bụng, tiêu chảy, vã mồ hôi, mệt lả, hôn mê, nôn mửa,... mọi người cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh sớm, từ đó hạn chế nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong.

Ngoài ra, nếu nghi ngờ ngộ độc, mọi người cũng có thể giữ lại thức ăn thừa, đem đến bệnh viện xét nghiệm để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh, giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022