Giảm tiểu cầu là tình trạng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu trong máu thấp dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu. Giảm tiểu cầu có thể sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: xuất huyết màng não, tiểu ra máu, nôn ra máu, xuất huyết tự nhiên,…

Giảm tiểu cầu nguyên nhân do đâu?

Bệnh giảm tiểu cầu có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân thường gặp là:

  • Do giảm sản xuất tiểu cầu: thường liên quan tới tủy như nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương, thiếu máu bất sản tủy dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Do tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu: ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP), hội chứng Hellp,… cũng dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Do hóa trị liệu trong điều trị ung thư như: xạ trị vào xương chậu hoặc một lượng lớn tủy xương, tác nhân trị liệu hóa học, thuốc sinh học… gây giảm tiểu cầu.
  • Do nhiễm virus như: sởi, rubella, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,… sẽ làm giảm tiểu cầu.
  • Ngoài ra, nếu mắc chứng loãng máu, ngộ độc rượu cấp tính, phụ nữ mang thai.… cũng có thể gây giảm tiểu cầu.
dauhieugiamtieucaukhibisotxuathuyetbankhongthexemthuong1f4265ec6aa-1723546387252-17235463875301253733771-1723685629652-1723685629831963087968.jpg

Xuất hiện tình trạng xuất huyết, đặc biệt ở da và niêm mạc, là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh giảm tiểu cầu.

Biểu hiện giảm tiểu cầu

Các biểu hiện của căn bệnh này thường bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết, đặc biệt ở da và niêm mạc. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh. Đa số bệnh nhân xuất hiện nhiều vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân. Các vết thương khó cầm máu hoặc máu chảy liên tục không cầm được, dễ nhận biết nhất là tình trạng chảy máu cam và máu chân răng thường xuyên.
  • Một số người thấy có biểu hiện phân đen, phân có máu, nữ giới thấy kinh nguyệt kéo dài.
  • Ngoài ra, bệnh nhân đau đầu liên tục, mắt mờ không nhìn thấy rõ hoặc ý thức không rõ ràng, thậm chí não bị xuất huyết hoặc xuất huyết màng não.

Điều trị giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng vẫn có cách chữa trị. Người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay nếu nhận thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết, đau đầu không rõ nguyên nhân.

Các phương pháp điều trị bệnh như: Truyền tiểu cầu, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống giúp giảm thiểu nguy cơ gây xuất huyết nặng.

untitled-4-800x450-1-1723546451734-17235464521231699067037-1723685630387-17236856305201002537683.jpg

Người mắc bệnh thiếu tiểu cầu nên ăn trứng và thịt bò...

Chế độ ăn uống giúp tăng số lượng tiểu cầu: tăng cường thực phẩm được chứng minh giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, khôi phục và bù đắp được thiếu hụt những tổn thương gặp phải bao gồm:
  • Bổ sung ngay các thực phẩm giàu Vitamin C như: ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, cam, bưởi, ổi,…
  • Những thực phẩm giàu sắt nên có trong chế độ ăn của người tiểu cầu thấp như: gan bò, hàu, đậu lăng, đậu hũ, đậu trắng,… Một số lưu ý nhỏ để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn là ăn cùng thực phẩm giàu Vitamin C và tránh ăn cùng thực phẩm có nhiều canxi.
  • Nhóm thực phẩm giàu folate, Vitamin B12 cũng được lưu ý, bao gồm: trứng, thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Không uống rượu vì rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh. Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên.

Người mắc bệnh thiếu tiểu cầu cần thực hiện chế độ vận động, sinh hoạt phù hợp, có lợi như sau:

  • Tránh các hoạt động có thể gây ra chấn thương, dễ bị va chạm và cần gắng sức nhiều như bóng đá, quyền anh, các môn đối kháng…
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu như aspirin và ibuprofen.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn bệnh tật.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022