Đặc điểm của cây đinh lăng

Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây đinh lăng có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Tên khoa học của cây đinh lăng là Poliscias fruticosa Harms, thuộc Họ Nhân sâm - Araliaceae.

Cây bụi cao 0,8-1,5m hoặc hơn, nhẵn và không có gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm, lá chét cuống mảnh, dài 5-15mm, dạng màng, răng không đều, thường bị khía hoặc chia thùy, nhọn, dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ, thành chùy, tán ngắn, dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng cỡ 3-4mm, dày 1mm mang các vòi nhụy tồn tại.

Đinh lăng có gốc ở quần đảo Polynêdi, ngày nay được trồng ở nước ta, Lào, Campuchia và ở các vùng nhiệt đới của Cựu lục địa. Cây được trồng trong các vườn gia đình và ở cả các đình chùa, có khi trồng làm hàng rào.

Lá của cây đinh lăng mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà.

Ngoài ra loài cây này còn được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

ipiccyimage-26-11470543-1720617762127-17206177623691908038868.jpg

Lá đinh lăng rất tốt cho sức khoẻ

Lá đinh lăng có tốt cho sức khoẻ?

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng lá cây đinh lăng sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

  • chong-nang-qua-da1-1720456256299976112025-24-0-253-366-crop-1720456376976231182650.png

    Cô gái 28 tuổi bị nhuyễn xương, không thể ăn nhai bình thường vì 1 kiểu chống nắng ai cũng tưởng tốt

Lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát. Trong Đông y, lá đinh lăng tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Lá đinh lăng chủ trị chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.

Lương y Sáng chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá đinh lăng như sau:

1. Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi

Nguyên liệu:

Lá đinh lăng tươi: 150-200g

200ml nước

Cách nấu: Đun sôi 200ml nước, cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Đun sôi tiếp, trộn hai nước với nhau, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa mẩn ngứa, dị ứng, mày đay

Nguyên liệu:

Lá đinh lăng khô: 80g

Cách nấu: Đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống, dùng liền 10 ngày.

3. Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết

Nguyên liệu:

Cành, lá Đinh lăng: 30g

Rễ cây xấu hổ: 15g

Cúc tần: 15g

Cam thảo dây: 15g

Cách nấu: Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

4. Chữa lành vết thương

Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.

5. Lợi sữa

Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.

6. Chữa chứng mồ hôi trộm

Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lá đinh lăng rất tốt cho sức khoẻ, có thể dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên người dân cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022