Mới đây, thông tin một cô gái 18 tuổi tử vong do mắc bệnh bạch hầu, rà soát được 119 người tiếp xúc gần trong đó có 1 trường hợp dương tính với bệnh, khiến nhiều người lo lắng. 

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy, hiện nay nhiều người rất quan tâm đến việc tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Không chỉ trẻ nhỏ cần tiêm đủ những mũi tiêm chủng mở rộng mà người lớn cũng cần tiêm phòng bệnh bạch hầu. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh có nguy cơ lan rộng.

tiem-vac-xin-bach-hau-cho-nguoi-lon1-17206047294821773833897.jpg

Thông tin một cô gái 18 tuổi tử vong nghi do mắc bệnh bạch hầu, sau đó lây nhiễm cho 2 cô gái khác, khiến nhiều người lo lắng. (Ảnh minh họa: Internet)

Trước vấn đề này, phóng viên đã có buổi trao đổi với BS Trương Hữu Khanh (chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM) về chuyện tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu ở người lớn.

  • 4t-1720604853864-17206048545781219178462-0-0-498-797-crop-17206049700948881775.jpg

    Những người chưa có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

PV: Thưa BS, hiện nay nhiều người ở độ tuổi trưởng thành có nhu cầu tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Vậy loại vắc-xin này có cần tiêm ở người trưởng thành không? Nếu có thì cần tiêm vào những thời điểm nào trong cuộc đời?

BS Trương Hữu Khanh: Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay là chủ đề được nhiều người quan tâm. Là chuyên gia, tôi khuyên mọi người, không chỉ là trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành, người cao tuổi... đều nên đi tiêm phòng bệnh.

tiem-vac-xin-bach-hau-cho-nguoi-lon2-1720604729469246785399.jpg

Không chỉ là trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành, người cao tuổi... đều nên đi tiêm phòng bệnh bạch hầu. (Ảnh minh họa: Internet)

Hiện nay là thời điểm bệnh bạch hầu có nguy cơ bùng phát thành dịch, điều này càng cần thiết. Thông thường, đối với người sau 15 tuổi, chúng ta cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. Đặc biệt là những người thường xuyên di chuyển qua nhiều khu vực khác nhau, nhóm người này chắc chắn cần tiêm nhắc lại.

PV: Hiện nay có những loại vắc-xin phòng bệnh bạch hầu nào cho người lớn, xin chuyên gia chia sẻ!

BS Trương Hữu Khanh: Vắc xin bạch hầu dành cho người lớn nói chung sẽ có nồng độ thấp hơn so với loại dành cho trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết là mã chữ P trên hộp vắc-xin sẽ nhỏ hơn, để chỉ liều thấp hơn. 

Khi bạn đi tiêm chủng, người thực hiện sẽ đưa cho bạn kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi tiêm vắc-xin. Tiêm phòng bạch hầu thường đi kèm tiêm phòng ho gà, uốn ván... Tất cả trong cùng một mũi tiêm nên ngoài phòng bệnh bạch hầu còn tránh được nhiều bệnh khác.

PV: Hiện nay, nhiều người cho rằng nếu đã tiêm phòng bệnh bạch hầu đầy đủ khi còn nhỏ thì lớn lên không cần phải tiêm lại nữa. BS đánh giá thế nào về quan điểm này?

BS Trương Hữu Khanh: Đây là suy nghĩ rất chủ quan! Ngay cả khi bạn đã tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ khi còn nhỏ, điều này không có nghĩa sẽ đủ để phòng bệnh cả đời. 

Thông thường, sau 5 tuổi, với một đứa trẻ tiêm vắc-xin bạch hầu đầy đủ sẽ bắt đầu giảm tác dụng. Lúc này, trẻ cần được tiêm nhắc lại theo đúng khuyến cáo của tiêm chủng quốc gia. Sau 15 tuổi thì cứ tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

PV: Xin cảm ơn chuyên gia đã dành thời gian chia sẻ! 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022