Bí mật về răng số 6: Chưa thay bao giờ nhưng nhổ đi thì mất luôn răng vĩnh viễn

Thông thường ai cũng nghĩ rằng, bất cứ chiếc răng nào trên hàm răng của chúng ta, khi nhổ đi đều có thể mọc lại một lần nữa. Đó là quy luật thay răng sữa đổi lại răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lầm. Ngay khi mọc răng, hàm răng đã có những chiếc răng vĩnh viễn. Nếu chủ quan chăm sóc răng miệng, răng sâu, răng cần phải nhổ thì bạn xác định mất răng.

rob5205-17205884271601824477612.jpg

BS Ngô Xuân Hưng. (Ảnh: AF)

BS Ngô Xuân Hưng (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Giám đốc chuyên môn tại Dentisan Lab) nhận định, bộ răng sữa của chúng ta chỉ có 20 cái, bao gồm 10 răng phía trên và 10 răng phía dưới. Chia ra theo phân hàm, mỗi bên sẽ có 5 chiếc răng sữa. Ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ sẽ thay những chiếc răng đầu tiên. Thông thường, chúng ta chỉ thấy rõ trẻ thay răng cửa, bao gồm 2 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới.

  • rob5209-17191131452721881978565-18-0-1618-2560-crop-17191134481931007137797.jpg

    Ai cũng nghĩ đánh răng 2 lần hoặc ngay sau khi ăn là đủ nhưng BS nói chưa hẳn đã đúng, răng vẫn xấu, vẫn bị sâu!

Khi nhìn những chiếc răng này mọc lên, ai cũng sẽ nhận ra đó là răng vĩnh viễn. Chúng có đặc điểm: Màu vàng ngà hơn, kích thước to hơn, có rìa răng cưa ở phía trên mỗi răng.

"Ít ai để ý rằng, chúng ta còn 4 chiếc răng số 6 mọc ở phía trong, đếm từ ngoài vào trong, chia đều hai bên của hàm răng. Những chiếc răng này là răng vĩnh viễn, không tự thay thế cho răng nào mà chúng tự mọc lên. Nhiều bố mẹ không để ý, nghĩ rằng đó cũng là răng sữa vì "con đang còn bé mà, làm sao đã mọc răng hàm được?". Đây là suy nghĩ sai lầm bởi thực ra chiếc răng vĩnh viễn này mọc cùng thời điểm với răng cửa", BS Hưng nói.

base64-1720597507364806125345.jpeg

Khi thấy bất cứ chiếc răng sâu nào cũng cần đưa con đến nha sĩ ngay. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy bất cứ chiếc răng sâu nào cũng cần đưa con đến nha sĩ ngay. Tuy nhiên, với răng số 6 thì tình trạng cần cấp bách hơn thế. Nếu thấy chiếc răng ở vị trí này xuất hiện tình trạng đen rãnh răng, nhìn giống như sâu răng thì cần lập tức đi thăm khám nha khoa. "Rất nhiều trẻ đã bị mất răng số 6 vì chủ quan nghĩ rằng cứ để răng sâu như thế, sau này thay răng sữa sang răng vĩnh viễn là hết", BS Hưng tiết lộ.

Trong trường hợp không thể khôi phục răng số 6, bắt buộc phải nhổ bỏ thì làm sao để khôi phục?

BS Ngô Xuân Hưng khuyên, trong trường hợp này, bạn nhất định phải được thăm khám, chỉ định bởi những cơ sở nha khoa uy tín. Sau khi nhổ răng số 6, bạn nên cân nhắc lựa chọn các phương pháp trồng răng thay thế để bảo tồn chức năng nhai, hoàn thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi người, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Một số biện pháp khôi phục răng số 6 mà bạn có thể tham khảo:

Bắc cầu răng sứ cho răng số 6 bị nhổ

2 chiếc răng bên cạnh sẽ được mài và làm trụ răng, sau đó bác sĩ sẽ gắn nhịp cầu chụp răng sứ cố định lên 3 răng này. 

Mặc dù đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai nhưng vì cầu răng sứ không có chân răng nên theo thời gian phương pháp này cũng khó ngăn cản được quá trình tiêu xương ở ổ răng số 6 đã mất.

rang-so-63-17205885378691938677567.jpg

Khi bắt buộc phải nhổ bỏ răng số 6, bạn cần cân nhắc một số phương pháp thay thế. (Ảnh minh họa)

Dùng răng giả tháo lắp khi nhai

Biện pháp này không được ưu tiên áp dụng vì dễ bị xô lệch, không có tính cố định, độ bền thấp.

Cấy ghép răng Implant

Răng giả sẽ được cấy ghép hoàn chỉnh vào xương ổ răng số 6 thay thế cho chiếc răng đã bị nhổ. Chiếc răng này có cấu tạo, hình dáng rất giống với răng thật. 

Đây là kỹ thuật hiện đại có hiệu quả rất cao, vừa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng nhai lại còn có độ bền cao, không lo bị xô lệch, tiêu xương hàm trong quá trình sử dụng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022