Ông Vương Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, chiều 21/7 cho biết chính sách này nằm trong Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, có hiệu lực từ 10/7.

Ngoài ra, họ còn nhận hỗ trợ một lần bằng tiền. Người có học hàm giáo sư nhận 200 triệu đồng với nam, 220 triệu đồng với nữ. Với phó giáo sư, các mức này lần lượt là 140-160 triệu. Ở bậc tiến sĩ là 100-120 triệu đồng.

"Bắc Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước có nghị quyết đặc thù này", ông nói.

336218296-248904610997785-5329-4377-6445-1721539978.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ci8RCB5upWk2RMA634FvBg

Học sinh lớp 12 tìm hiểu về chương trình Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano ở Đại học Bách khoa Hà Nội, tháng 4/2023. Ảnh: HUST

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh còn hỗ trợ nhà giáo ở tỉnh ngoài, cam kết làm việc tối thiểu 10 năm, có trình độ thạc sĩ. Mức hỗ trợ là 80 triệu đồng với nam, 100 triệu đồng với nữ.

Các nhà giáo trong tỉnh, nếu tham gia những khóa đào tạo ngắn hạn về bán dẫn ở trong và ngoài nước, được hỗ trợ 100% học phí và tài liệu học tập.

Học sinh tốt nghiệp THPT và người lao động, được cấp 1,64 đến 2,94 triệu đồng một tháng, nếu tham gia chương trình đào tạo (từ trung cấp đến đại học) liên quan đến bán dẫn trong tỉnh. Mức tiền tùy theo bậc học.

Theo ông Tuấn, chính sách này nhằm phục vụ nền công nghiệp số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2024-2030, phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt lĩnh vực bán dẫn.

Trước đó, Bắc Ninh đã có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh tốt nghiệp THPT học nghề trên địa bàn. Tỉnh cũng từng gây chú ý khi hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà cho các giáo sư, phó giáo sư ở tỉnh ngoài nếu về dạy ở trường chuyên Bắc Ninh.

Bình Minh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022