Cơ thể chúng ta không có đồng hồ thực tế, nhưng có nhịp điệu hay còn được gọi là "nhịp sinh học", giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường, giấc ngủ và các hoạt động như tiêu hóa và ăn uống. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khi ăn nhiều calo vào đêm muộn, cơ thể có xu hướng tích trữ chúng dưới dạng chất béo thay vì dưới dạng năng lượng.

Nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, trải đều từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối, tốt nhất là chia thành 4-6 bữa ăn nhỏ hơn. Để thực hiện được công việc này, bạn cần ăn đủ chất trong nửa đầu ngày, để cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể suốt cả ngày.

Mặc dù lượng calo tiêu thụ hàng ngày của mỗi người là khác nhau, dựa trên mục tiêu và nhu cầu cá nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng ước tính rằng mức tiêu thụ trung bình hàng ngày trong mỗi bữa ăn nên được chia nhỏ như sau: 300-400 calo cho bữa sáng và 500-700 calo cho mỗi bữa trưa và bữa tối. Đồ ăn nhẹ không được vượt quá 200 calo.

654100dc5e342-17227544355402096984229.jpeg

Ăn nhiều chất xơ và vitamin.

Thời gian tốt nhất để ăn tối là cách giờ đi ngủ 3 giờ. Điều này là thời gian đủ để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì thế, chúng ta không được nhịn ăn tối nhưng cũng không ăn quá no, không ăn quá muộn. Bữa tối nên ít calo, bớt thịt và tăng cường rau xanh, ngũ cốc dạng thô. Ăn nhiều chất xơ, vitamin để đảm bảo nạp vào cơ thể ít năng lượng. Vì protein là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng nên nó không thể thiếu trong thực đơn bữa tối. Tuy nhiên, bữa tối chỉ nên ăn thịt nạc vì những thực phẩm này có ít chất béo và calo. Nên ăn nhiều rau hơn là tinh bột để tránh tiêu thụ lượng carbs (tinh bột và đường). Một bữa tối nên ăn khoảng ½ rau, còn lại bao gồm protein cùng tinh bột. Bổ sung một ít chất béo đơn chưa bão hòa như dầu oliu, dầu mè, quả hạch và các loại hạt.

giam-can1-1722754594162433111872.jpg

Nên ăn tối nhiều chất xơ. Nguồn ảnh: Internet

Nên uống một cốc nước nhỏ, ấm, trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ thiếu nước vào ban đêm. Đồng thời giảm nguy cơ bị chuột rút, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở những người mắc bệnh tim mạch, giúp cơ thể được thư giãn hoàn toàn, ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên, với người già, người có chức năng thận kém, người mắc bệnh thận nên tránh uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ và đảm bảo đi tiểu tiện trước khi lên giường, để không làm tăng áp lực lên thận và hạn chế mất ngủ về đêm.

Thực phẩm nào là nguồn chất đạm lành mạnh?

Khi ăn nhiều đạm, bạn sẽ no lâu hơn và đốt cháy calo tốt hơn nhưng cần lựa chọn nguồn đạm tốt, lành mạnh, ít cholesterol và ít chất béo mới có thể phát huy hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm cung cấp chất đạm bạn nên ăn.

Thịt nạc

Thịt nạc là một trong những nguồn chất đạm tốt, chứa ít chất béo và hàm lượng đạm cao. Bạn nên chọn các loại thịt như thịt ức gà, thịt bò nạc, thịt lợn nạc,... để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Cá hồi

Các loại cá béo nói chung và cá hồi nói riêng không chỉ giàu omega 3 tốt cho tim mạch, ngừa đột quỵ mà còn rất giàu chất đạm, bảo vệ và xây dựng cơ bắp khỏe mạnh. Mỗi tuần bạn nên ăn 2 - 3 bữa cá hồi, mỗi bữa khoảng 150g thịt cá để đa dạng dinh dưỡng.

Tôm

Tôm có rất nhiều chất đạm và chỉ số chất béo cũng như calo thấp nên thích hợp áp dụng làm món ăn giảm cân. Ăn tôm vừa giúp bạn kiểm soát cân nặng vừa bổ sung thêm nhiều chất khoáng như canxi, magie, kali... có lợi cho xương, giảm nguy cơ loãng xương.

Tuy ăn nhiều chất đạm có thể góp phần giúp bạn giảm cân nhưng cần ăn đúng cách, đúng liều lượng và xây dựng thực đơn hiệu quả, tạo sự thâm hụt calo nạp vào và calo tiêu thụ mới có thể giảm cân hiệu quả nhất.

Chế độ ăn uống thôi là chưa đủ, bạn cần kết hợp với tập luyện để tăng calo tiêu thụ, từ đó tạo ra thâm hụt và đốt mỡ thừa tốt hơn. Lựa chọn bài tập vừa sức, tập luyện khoa học... giúp cân nặng giảm nhanh hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022