Tiểu sử cuộc đời nhạc sĩ Phú Quang
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Hải Phòng, người gốc Hà Nội, có nhà ở phố Khâm Thiên là nơi đã bị B52 rải thảm trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và sau đó đã trở thành một tượng đài kỉ niệm tội ác. Phú Quang không biết chính xác ngày sinh của mình, sau khi sinh ông được 3 tháng, mẹ ông mới đi làm "Giấy khai sinh" và ngày 13/10/1949 là ngày bà mẹ Phú Quang làm khai sinh cho ông. Về sau này, Phú quang đã sáng tác bài "Sinh nhật đen" để nói về ngày sinh nhật của chính mình.
Nhạc sĩ Phú Quang hạnh phúc bên người vợ trẻ
Năm lên 5 tuổi theo gia đình về Hà Nội, 37 tuổi vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và năm 2008(59 tuổi) trở lại Hà Nội.
Nhạc phẩm đầu tay là Ballát "Niềm tin" viết cho viôlôngxen và pianô (năm 1967). Tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor tại Nhạc viện Hà Nội.
Từ năm 1967 đến 1978, công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Năm 1978, học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.
Năm 1982, tốt nghiệp, về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Năm 1986, chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1994, chuyển về Nhà hát Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2004, thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang.
Nhạc sĩ Phú Quang có 2 đời vợ.
Các sáng tác nổi bật của Phú Quang
- "Niềm tin" - Sáng tác năm 1967, là tác phẩm âm nhạc không lời đầu tiên, viết cho đàn violoncello và piano.[3]
- Em ơi Hà Nội phố
- Đâu phải bởi mùa thu
- Điều giản dị
- Khúc mùa thu
- Im lặng đêm Hà Nội
- Thương lắm tóc dài ơi
- Trong ánh chớp số phận
- Mơ về nơi xa lắm
- Nỗi nhớ
- Nỗi nhớ mùa đông
- Hà Nội ngày trở về
- Biển nỗi nhớ và em
- Ngày mai
- "Chiều phủ Tây Hồ"
- "Chuyện kể về tình yêu"
- "Khúc mưa"
- Sinh nhật đen [4]
- Ca khúc "Mẹ" [5]
- Lãng đãng chiều đông Hà Nội (thơ Tạ Quốc Chương)
- Về lại phố xưa
- Chiều đông Moskva
- Khúc mưa (thơ Đỗ Trung Quân)
- Bâng quơ
- Một dại khờ một tôi (thơ Nguyễn Trọng Tạo)