Quy định mới về tham gia giao thông đường ngang, cầu chung đường sắt từ 1/1/2025

Theo Điều 24, theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, tham gia giao thông đường ngang, cầu chung đường sắt được quy định như sau:

- Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.

- Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.

- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa rơi đổ trên đường ngang, cầu chung đường sắt mà không thể di chuyển ngay khỏi phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người có mặt phải ngay lập tức báo hiệu để dừng tàu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.

lan-duong-loi-sai-lan-duong-172269825718319129435.pngTừ 1/1/2025, hàng triệu tài xế nên nắm rõ quy định mới về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông

GĐXH - Hàng triệu lái xe cần lưu ý gì khi quy định mới về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông áp dụng từ 1/1/2025?

giao-thong-duong-ngang-cau-chung-duong-sat--1723108299362564752422.png

Từ 1/1/2025, quy định mới về tham gia giao thông đường ngang, cầu chung đường sắt được thực hiện theo quy định mới theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Ảnh minh họa: TL

Không chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác đường sắt có bị xử phạt?

Theo Luật Đường sắt 2017, đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

Vì thế, hành vi bị xử phạt trong Nghị định 100 không mang tên là vượt rào chắn đường sắt mà được quy định là lỗi "vượt rào chắn đường ngang".

Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt.

Hành vi vượt rào chắn đường ngang khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng được hiểu tương đương và có cùng mức phạt đối với hành vi vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, khi đi qua đường ngang.

Điều 47 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vượt rào chắn đường ngang tối đa là 05 triệu đồng.

Mức phạt cụ thể tùy vào phương tiện vi phạm cụ thể:

- Người đi bộ mức phạt từ 60.000 - 100.000 đồng;

- Xe đạp mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng;

- Xe máy mức phạt từ 600.000 - 01 triệu đồng;

- Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng mức phạt từ 02-03 triệu đồng;

- Ôtô mức phạt từ 04 - 06 triệu đồng.

chuyen-huong-xe-1722849477305428341009-0-0-412-660-crop-1722849712687454400864.jpgTừ 1/1/2025, hàng triệu tài xế nên nắm rõ quy định mới về chuyển hướng xe khi tham gia giao thông

GĐXH - Từ 1/1/2025, lái xe cần lưu ý gì khi quy định mới về chuyển hướng xe khi tham gia giao thông được áp dụng?

bam-coi-xe-17219250237661426805636-0-0-542-867-crop-1721925138002725698269.jpegTừ 1/1/2025, áp khung giờ cấm bấm còi xe trong nhiều trường hợp, vi phạm có thể bị ‘ăn’ phạt

GĐXH - Sử dụng còi xe sao cho đúng pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin quy định mới áp dụng về việc sử dụng còi xe từ 1/1/2025.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022