Nhiều người trong chúng ta hình thành những thói quen mà chúng ta biết là không hề tốt cho mình. Và trong những năm gần đây, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về tác động của điện thoại di động và thời gian sử dụng thiết bị đối với giấc ngủ.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thức khuya sử dụng thiết bị điện tử có thể khiến bạn không chỉ khó ngủ mà còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.

nguoi-dan-ong-xem-dien-thoai-1-17066711281431687257734-1720970397438-17209703984351356606225.jpg

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thức khuya sử dụng thiết bị điện tử có thể khiến bạn không chỉ khó ngủ mà còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. (Ảnh do AI khởi tạo)

Mới đây, các nhà nghiên cứu cho biết việc tiếp xúc với thiết bị điện tử vào ban đêm có thể có tác dụng phụ nguy hiểm hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Regional Health, việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

  • an-banh-bao-cap-dong-qua-3-ngay-bi-nhiem-aflatoxin2-17205175372091919488918-0-97-808-1390-crop-1720517681139336331961.jpg

    Không nên ăn bánh bao đông lạnh quá 3 ngày vì sản sinh chất gây ung thư Aflatoxin? Lời giải đáp của chuyên gia

Bệnh tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao. Tiểu đường loại 2 phổ biến hơn nhiều so với tiểu đường loại 1, ảnh hưởng đến khoảng 90% bệnh nhân tiểu đường.

Nguyên nhân điển hình của bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm thừa cân và không tập thể dục đủ. Tuy nhiên, bệnh cũng có yếu tố di truyền.

Vì vậy, các cơ quan y tế kêu gọi những người mắc bệnh tiểu đường duy trì cân nặng khỏe mạnh và theo dõi những gì họ ăn. Nhưng các nhà nghiên cứu ở Australia, Anh và Mỹ cho rằng tránh ánh sáng mạnh vào ban đêm cũng là một khuyến nghị khác.

Phát hiện từ nghiên cứu mới về tiểu đường

Andrew Phillips, phó giáo sư từ Đại học Y và Y tế Công cộng Flinders ở Úc, giải thích: "Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh hơn vào ban đêm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn".

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc giảm tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm và duy trì môi trường tối có thể là một cách dễ dàng và rẻ tiền để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường".

tieu-duong-4-1720667284042134298993-1720970399267-1720970399422678671559.jpg

Nguyên nhân điển hình của bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm thừa cân và không tập thể dục đủ. (Ảnh minh họa)

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích các kiểu tiếp xúc với ánh sáng từ khoảng 85.000 người và 13 triệu giờ dữ liệu cảm biến ánh sáng.

Những người không mắc bệnh tiểu đường loại 2 đeo thiết bị theo dõi trên cổ tay để thu thập mức độ ánh sáng vào ban ngày và ban đêm.

Sau đó, họ được theo dõi trong 9 năm để xem liệu sau này họ có mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không.

Dữ liệu cho thấy những người tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong khoảng thời gian từ 00h30 đến 6h sáng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn. Mối liên hệ này vẫn tồn tại bất kể họ tiếp xúc với bao nhiêu ánh sáng trong ngày.

Ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến thói quen sinh hoạt, ngủ, làm việc theo ca, chế độ ăn uống và sức khỏe tâm thần, mối liên hệ trên vẫn tồn tại.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng ban đêm làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 bằng cách làm gián đoạn nhịp sinh học. Nhịp sinh học là đồng hồ bên trong cơ thể, cho bạn biết khi nào nên cảm thấy tỉnh táo hay buồn ngủ, đồng hồ này nhịp nhàng với chu kỳ 24 giờ của ánh sáng và bóng tối.

Việc làm xáo trộn đồng hồ sinh học sẽ ảnh hưởng đến nhịp điệu bình thường của các quá trình khác trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa glucose và mức độ tiết insulin, vốn điều chỉnh lượng đường trong máu.

Triệu chứng tiểu đường

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường bao gồm:

- Đi tiểu nhiều hơn bình thường

- Luôn cảm thấy khát nước

- Cảm thấy rất mệt mỏi

- Giảm cân không cố ý

- Ngứa quanh dương vật hoặc âm đạo hoặc bị nhiễm nấm nhiều lần

- Vết cắt hoặc vết thương lâu lành hơn

- Nhìn mờ.

Nếu bạn gặp các triệu chứng kể trên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

(Theo Express)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022