Ngày 16/7, bác sĩ Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhi nhập viện cuối tuần trước, trong tình trạng mắt không thể mở, khó thở, tức ngực mệt nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Các bác sĩ chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 (tình trạng vô cùng cấp bách và nguy hiểm) do ong mật đốt.

Ê kíp tiêm chống sốc, truyền dịch, thở oxy, theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở. Tuy nhiên sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của bệnh nhi tiến triển nặng lên, suy hô hấp nên ê kíp đặt ống nội khí quản (ống thở), truyền nhanh dịch, duy trì các thuốc vận mạch liều cao và chuyển người bệnh lên khoa Hồi sức tích cực.

Người nhà cho biết bé bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Khi phát hiện, gia đình đã rút nọc ong ra, song tình trạng sốc phản vệ diễn biến rất nhanh. Chỉ sau vài phút, ban đỏ đã mọc khắp cơ thể bệnh nhi.

Hiện, người bệnh đã thoát nguy kịch, được bỏ máy thở.

698a3f29048ba6d5ff9a-172111470-7539-1406-1721114716.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GSzjeAsok1SNKIn6QtJPCw

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Bác sĩ Thành cho biết sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh. Sau khi ra viện, bệnh nhân nên kiểm tra về dị ứng miễn dịch, qua đó biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên gì (yếu tố cơ địa của từng người), từ đó phòng ngừa.

Thúy Quỳnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022