Trứng gà được xem là nguồn thực phẩm "ngàn vàng" vì có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, giá thành rẻ, lại có thể chế biến được thành nhiều món từ luộc, hấp, chiên đến nấu canh hay làm nguyên liệu một số món như làm bánh. Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào, cải thiện não bộ, tốt cho xương và móng, giúp thị lực tốt hơn, tốt cho da và tóc... Tuy nhiên, khi nấu ăn, bạn cũng cần lưu ý khi kết hợp trứng với nguyên liệu khác hoặc cách thức chế biến để tránh gây ra các tác hại cho sức khỏe.

Trứng ngâm trà kiểu Trung Quốc

chinese-tea-eggs-978692-2048x-5491-8768-1720506292.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nv-XutMGYAxYVd9yx2okNQ

Trứng trà là một món ăn rất phổ biến tại Trung Quốc như một món ăn nhẹ, đôi khi ăn với cơm hoặc cháo. Trứng được luộc chín sau đó làm nứt vỏ rồi mới ngâm trong trà, nước tương và các loại gia vị. Điều này không chỉ khiến cho trứng có những đường vân đẹp mắt mà còn khiến các loại gia vị ngấm vào trứng hơn. Tùy vào thời gian đun mà trứng của bạn sẽ có màu sáng hoặc có những đường vân rõ nét và vị đậm hơn.

Tuy nhiên, trứng ngâm trà cũng tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe. Hai nguyên liệu này đều là thực phẩm tốt nhưng trong quá trình chế biến, axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein trong trứng sẽ khiến ức chế nhu động ruột, có thể gây ra táo bón nếu ăn thường xuyên và lâu dài.

Trứng lòng đào

luoc-trung-ga-long-dao-3-1861-1720506292.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=95z40xnRciTy902eKzdloQ

Trứng được luộc chín một phần, hay còn gọi là trứng lòng đào, được sử dụng phổ biến trong các món ăn từ Á sang Âu. Nhiều người có sở thích ăn trứng lòng đào bởi mùi vị hấp dẫn, béo ngậy và thơm ngon hơn trứng chín kỹ. Trứng lòng đào cũng được chứng minh có lượng calo và chất béo thấp hơn so với trứng đã được luộc chín hay nướng, chiên. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều chất béo và protein.

Dù vậy, trứng lòng đào vẫn có những hạn chế nhất định. Giống như các món chưa nấu chín khác, trứng lòng đào cũng có nguy cơ mang theo vi khuẩn Salmonella, có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và các vấn đề khác sau khi ăn cho những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó, những người cần thận trọng và hạn chế ăn trứng lòng đào là những người suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ mang thai, trẻ em.

Trứng sống trong ẩm thực Nhật Bản - Hàn Quốc

trung-song-7573-1720506293.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2qgy5MLE1qI6YEXthd9ymQ

Ẩm thực nhiều quốc gia sử dụng trứng sống như một thành phần không thể thiếu, trong đó có ẩm thực Nhật Bản và Hàn Quốc. Trứng sống thường được cho thẳng vào cơm, mì, ăn cùng các món gỏi nhưng bạn cũng nên thận trọng bởi nguyên liệu này có nguy cơ tiềm ẩn tác hại nhiều nhất.

Tương tự trứng lòng đào, trứng sống cũng có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm. Lòng trắng trứng chứa men antitrypsin, ức chế men tiêu hóa của tụy và ruột, gây khó tiêu, men này chỉ được phá hủy khi nấu trên 80 độ C. Ngoài ra, ăn lòng trắng trứng tươi cũng có thể gây ra tình trạng thiếu biotin gây ngộ độc, chán ăn, nôn mửa, viêm kết mạc, viêm quanh móng.

Khi ăn trứng gà sống, cơ thể chỉ có thể hấp thu và tiêu hóa lượng dinh dưỡng thấp hơn các loại trứng được nấu chín rất nhiều. Bên cạnh đó, lòng trắng trứng sống còn chứa các thành phần cản trở quá trình hấp thu vitamin B7.

Hà Nguyên (Theo Aboluowang)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022