Cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và vào thời điểm thích hợp. Được biết đến với khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, cà phê giúp giảm mệt mỏi và tăng cường năng lượng, đặc biệt khi thưởng thức sau bữa sáng hoặc đầu giờ chiều. Tuy nhiên, nếu uống cà phê theo 2 cách sau đây có thể giúp tối ưu hóa lợi ích đối với sức khỏe mỗi người.

Thêm một chút quế hoặc cacao vào tách cà phê

Thêm quế hoặc cacao vào cà phê có thể mang đến một trải nghiệm hương vị độc đáo, đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Cụ thể, quế là một loại thảo mộc thơm ngon nên khi kết hợp với cà phê, nó không chỉ tạo ra hương vị đặc trưng mà còn hỗ trợ giảm đường huyết, cholesterol và chất béo trung tính, đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng quế với lượng vừa phải để không làm mất cân đối hương vị của cà phê và tránh làm nóng trong người.

Bên cạnh đó, cacao là một lựa chọn tuyệt vời khác để nâng tầm cốc cà phê hàng ngày. Chất chống oxy hóa trong cacao có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời hỗ trợ hạ huyết áp và giảm triệu chứng trầm cảm. Cacao cũng là nguồn cung cấp sắt và chất chống oxy hóa dồi dào từ thực vật.

photo-1725373102510-1725373102805505378944-1725415442104-1725415444520969069841.png

Việc thêm một ít cacao vào cà phê không chỉ giúp tăng cường hương vị mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể.

Tránh thêm kem béo hoặc thêm đường

Uống cà phê hỗ trợ làm giảm mỡ máu, tốt cho người mỡ máu cao. Cà phê chứa chống oxy hóa như axit chlorogenic và melanoidins, bảo vệ cơ thể giảm nguy cơ tổn thương trước các gốc tự do, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tác dụng cụ thể sẽ tùy trường hợp, có sự khác biệt theo độ tuổi người uống và cách thức pha chế.

Tuy nhiên, việc thêm đường vào cà phê có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Đường không chỉ làm tăng nguy cơ tích tụ chất béo mà còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và tiểu đường. Việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính và huyết áp cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Đối với những ai ưa thích vị ngọt, cần cẩn trọng trong việc đo lường lượng đường hoặc sử dụng các gói đường chia sẵn, thông thường mỗi gói chứa khoảng một muỗng cà phê đường.

photo-1725373104504-1725373104794246468611-1725415449433-17254154497472004648667.png

Ngoài ra, mặc dù lượng chất béo trong kem thường thấp, nhưng thêm kem nhân tạo vào cà phê có thể làm giảm đi những lợi ích sức khỏe vốn có. Thay vì sử dụng kem, hãy cân nhắc thay thế bằng sữa, một nguồn cung cấp canxi lành mạnh, giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Tuy nhiên có 5 tuýp người nên hạn chế uống cà phê

Đối với một số người, đồ uống chứa caffeine có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn là lợi ích.

Mắc hội chứng ruột kích thích

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) thường gặp phải các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tiểu nhiều và cảm giác buồn tiểu. Caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, đặc biệt là nguy cơ tiêu chảy - một trong những triệu chứng chính của hội chứng này. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine.

Bị bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong mắt cao hơn bình thường do thủy dịch không thể thoát ra kịp thời. Ở người khỏe mạnh, lượng thủy dịch được sản xuất và thoát ra luôn cân bằng. Tuy nhiên, caffeine có thể làm tăng áp lực trong mắt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Những người bị bệnh này nên hạn chế tiêu thụ các nguồn caffeine như cà phê, trà, nước ngọt có cồn và đồ uống năng lượng.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên và đột ngột, ngay cả khi bàng quang chưa đầy. Tình trạng này có thể dẫn đến tiểu không tự chủ. Caffeine có khả năng thay đổi hoạt động của bàng quang, gây ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu cũng như lượng nước tiểu.

photo-1725373106495-17253731065862046168753-1725415450299-1725415450420134314760.png

Người bệnh tim, có vấn đề huyết áp bất thường

Caffeine sau khi tiêu thụ sẽ nhanh chóng đi vào máu, dạ dày, và ruột non, từ đó kích thích hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là các thụ thể ở tim, làm tăng nhịp tim. Quá trình này có thể xảy ra chỉ sau 20 phút uống cà phê, trong khi cơ thể cần khoảng 6 tiếng để loại bỏ caffeine ra ngoài. Đối với những người có vấn đề về tim như đau thắt ngực hoặc rối loạn nhịp tim, việc tiêu thụ caffeine cần được cân nhắc cẩn thận và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.

Caffeine cũng có thể làm tăng huyết áp tạm thời, gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, cảm giác nôn nao và khó chịu. Trong trường hợp này, nên nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập thở sâu để giúp cơ thể dần thích nghi. Những người có tiền sử huyết áp cao nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm hoặc loại bỏ caffeine khỏi chế độ ăn uống.

Người đang mang thai

Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh con nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ ở mức khoảng 200 mg hoặc ít hơn mỗi ngày, tương đương với 1-2 cốc cà phê (240-580 ml), tùy thuộc vào loại cà phê và phương pháp pha chế. Việc tiêu thụ caffeine trong thời kỳ mang thai nên được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, trẻ em dưới 12 tuổi, người dễ bị hoảng loạn, dễ rối loạn giấc ngủ hoặc mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng nên hạn chế dùng cà phê.

*Nguồn: Healthline

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022