Dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay, dân tình được nghỉ 2 ngày, thêm hai ngày nghỉ hằng tuần (thứ Bảy và Chủ Nhật), nhiều người có kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày liên tục. Dịp này, các gia đình thường đưa con đi du lịch, về quê thăm ông bà, nhiều bạn trẻ cũng tận dụng thời gian tạm xa văn phòng để đi “chữa lành”. 

Thế nhưng, những khoảnh khắc vui chơi, nghỉ xả hơi này cũng sẽ nhanh chóng khép lại, mở ra cánh cổng công việc và những deadline đang chờ bạn. Nghĩ đến cảnh lại phải quay lại với guồng xoay công việc đầy áp lực, khiến nhiều người không khỏi chán nản, lười biếng.

60a71642f96d96ff1b8ec1b96d0328f6-1725323713899-17253237144501106899671-1725335608654-1725335609449302937707-1725377159762-1725377161603970861331.jpg

Tuy nhiên, chúng ta đều phải nhanh chóng thoát khỏi cảm xúc này, trở lại với nhịp độ công việc và cuộc sống bình thường. Ảnh minh họa.

Dưới đây là top những nỗi ám ảnh kinh hoàng khi trở lại làm việc sau ngày nghỉ lễ, thử xem bạn sợ hãi nhất điều gì nhé!

“Ám ảnh” với núi công việc chất đống sau lễ và deadline đang vẫy gọi

Những khó khăn và trách nhiệm trong công việc không bao giờ tự biến mất, nó chỉ chuyển từ ngày trước lễ sang ngày sau lễ. Sau 4 ngày nghỉ, có vô vàn công việc còn tồn đọng, cần bạn bắt tay vào giải quyết ngay trong ngày đi làm đầu tiên. 

Bạn cũng sẽ phải báo cáo với cấp trên về những gì đang làm, cách thức tiến hành và thời hạn hoàn thành. Chưa kể, bạn sẽ còn phải nhận thêm các nhiệm vụ mới, khi nhiệm vụ cũ còn chưa đâu vào đâu. Nghĩ đến thôi, nhiều người thấy thật sợ hãi, thậm chí không biết bắt đầu từ đâu

5abbd6e3910f98e4a7ba3899a8687cfa-1725323271284-17253232721032091543687-1725335610246-1725335610441285868539-1725377162649-17253771628241473579217.jpg

Ảnh minh họa.

Việc nghỉ ngơi hay tiếc nuối quãng thời gian được an nhàn cũng khiến bạn nảy sinh tâm lý không thể trở lại với công việc. Thậm chí khi thấy những deadline, hồ sơ,... cần xử lý bạn thấy trống rỗng, căng thẳng và chán nản, mặc dù đó là công việc bạn đã từng làm rất nhiều trước đó. Lúc này, nhiều người thường có thói quen trì hoãn, đếm từng giờ để có thể ra về và để mai giải quyết.

Nhiều người đã có mặt ở công ty nhưng không thể thực sự làm việc, họ cố gắng tìm cách cứu rỗi tinh thần của bản thân bằng việc xem các chương trình giải trí, chat với bạn bè, đồng nghiệp để thư giãn, cân bằng cảm xúc để làm việc tiếp

Hơn nữa, việc lên văn phòng cũng đồng nghĩa với việc bạn phải thức dậy sớm, phá vỡ đi đồng hồ sinh học thức đến 11-12 giờ trưa của nhiều bạn trẻ. Tiếng chuông báo thức lúc 6-7 giờ sáng mỗi ngày khiến nhiều người nghĩ đến thôi đã cảm thấy chán nản.

Sợ rời xa những ngày thảnh thơi, không bị dí deadline

a0e6db63cf8de1817a3d728c9b7e217c-1725323403569261931764-1725335610968-17253356111351016298518-1725377163332-17253771634941358691308.jpg

Ảnh minh họa.

Theo nhà tâm lý tại Đại học Khoa học Ứng dụng Breda (Hà Lan) Jeroen Nawijn, hầu như ai cũng cảm thấy hạnh phúc hơn trong kỳ nghỉ vì được tự do làm điều mình muốn. Thế nên, khi kỳ nghỉ kết thúc, trở lại văn phòng làm việc, với nhiều người cả sự tự do lẫn hạnh phúc đều hoàn toàn biến mất. Điều đó khiến họ rơi vào trạng thái lo lắng, buồn bã.

Cảm giác sợ rời xa những thứ đang khiến mình trở nên dễ dàng, thoải mái hay vui vẻ khiến nhiều người xem văn phòng là nỗi ám ảnh, hoặc thậm chí là “kẻ thù”.

Sợ “vật lộn” với cảnh tắc đường

Trên đường đi tới văn phòng làm việc vào sáng thứ 4 tuần này, bạn sẽ phải vượt qua cửa ải tắc đường lúc trở lại thành phố. Cũng tương tự như thời điểm lượng người đổ ra các tỉnh thành về quê hay đi du lịch, ngày trở lại cũng đông không kém. Thử tưởng tượng bạn vừa phải rời xa chốn “ăn và chơi”, lại còn phải lỉnh kỉnh mang vác rất nhiều đồ đạc, bon chen để trở lại thành phố làm việc, lại thấy sợ ngang.

Hơn nữa, nỗi sợ tắc đường từ nhà đến chỗ làm và ngược lại sẽ được lặp lại. Điều này khiến nhiều người khá dè chừng, thậm chí còn có ý định xin sếp nghỉ thêm vài hôm nữa.

Hơn nữa, lên văn phòng làm việc cũng đồng nghĩa với việc nhiều bạn trẻ phải rời gia đình ở quê, trở lại thành phố. Điều này khiến nhiều người cảm thấy buồn, sinh ra cảm giác tiếc nuối.

 "Dịp lễ này mình chọn về nhà để quây quần bên gia đình thay vì đi chơi, nhưng cứ nghĩ đến ngày phải lên lại Hà Nội làm việc là mình không muốn chút nào. Ngoài áp lực công việc vẫn còn đó thì mình cũng sợ cái cảnh tắc đường từ nhà đến công ty mỗi ngày. Ở quê hôm nào mẹ mình cũng nấu ăn, giờ mình lại phải bắt đầu tự chuẩn bị cơm trưa mang lên văn phòng hoặc thậm chí là bỏ ăn. Có năm, mình đã phải dùng nốt mấy ngày phép, xin ở nhà thêm vài hôm nữa để cân bằng”, bạn Hồng Nhung (sinh năm 2000, đang làm việc tại một công ty truyền thông ở Hà Nội) chia sẻ.

eeb12f5b0ed40fd246784492224ad17c-1725323521390-1725323522056667021492-1725335611770-17253356119101746459396-1725377163912-17253771640242092020271.jpg

Nhiều người sợ rời xa những ngày thảnh thơi và chiếc giường quen thuộc ở nhà. Ảnh minh họa.

Thế nên, thời gian nghỉ càng dài, tâm trạng lo âu, sợ hãi, hụt hẫng,... khi quay trở lại với công việc càng trở nên nghiêm trọng hơn (điều này tùy mỗi cá nhân). Song, hầu hết những nỗi sợ này đều xuất phát từ áp lực tâm lý, suy nghĩ của mỗi người hay sự thay đổi đồng hồ sinh học trong quá trình nghỉ ngơi. 

Nhưng bạn không nên quá lo lắng, suy nghĩ hay tưởng tượng về ngày đi làm trở lại để tạo áp lực mà hay giữ tâm lý thoải mái, cho mình một khoảng thời gian ngắn để chuyển từ chế độ nghỉ phép sang chế độ làm việc bằng cách, dùng 0,5 đến 1 ngày trước khi đi làm để bắt đầu trở lại với những thói quen thường ngày.

Ngoài việc điều chỉnh công việc và nghỉ ngơi, chúng ta cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và chú ý tập thể dục để giảm bớt các triệu chứng sau kỳ nghỉ như khó chịu ở đường tiêu hóa và dễ mệt mỏi. Bước cuối cùng là điều chỉnh trạng thái làm việc khi đến văn phòng. 

Sau kỳ nghỉ, hệ thần kinh của não không thể thích ứng ngay với chế độ làm việc nên sẽ thiếu tập trung, phản ứng chậm, giảm trí nhớ và các tình trạng khác ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Lúc này, chúng ta phải học cách thư giãn và sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý.

Ví dụ: Bạn đừng bắt đầu công việc cường độ cao ngay khi mới đi làm mà hãy bắt đầu với một số công việc đơn giản hàng ngày; hãy chia nhỏ các nhiệm vụ công việc và chỉ làm một việc một lúc sau khi làm việc được một giờ; nghỉ ngơi trước khi trở lại làm việc.

Tóm lại, hội chứng sợ đi làm trở lại, sợ đến văn phòng sau kỳ nghỉ lễ không phải là điều gì quá khủng khiếp nếu chúng ta biết cân bằng và giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022