Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi, Hà Nội) làm việc tại một công ty truyền thông, ban đầu cá cược kết quả trận đấu bóng đá với số tiền nhỏ cùng nhóm bạn như một hoạt động giải trí. Liên tiếp đoán trúng kết quả các trận đấu, được bạn bè tung hô đặt cho biệt danh "đoán trăm trận trăm thắng", Tuấn càng tin vào vào độ may mắn của bản thân, dần dần tăng số tiền cá cược, thậm chí tìm đến một số hội nhóm trên mạng xã hội để tham gia.

Trong mùa giải bóng đá quốc tế gần đây, anh đặt cược số tiền lớn vào một trận đấu quan trọng với hy vọng thắng lớn. Kết quả không như mong đợi, anh Tuấn thua toàn bộ số tiền đặt cược, lên tới 500 triệu, rồi gần 1 tỷ đồng, khoản tiền mà anh không thể chi trả ngay lập tức. Anh phải vay mượn từ bạn bè và người thân nhưng vẫn không đủ để trả nợ.

photo-1-17210299229722097013172.jpeg

Thua độ bóng đá, người đàn ông lựa chọn kết thúc cuộc sống.

Hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ mỗi ngày, kèm những lời doạ từ chủ nợ khiến Tuấn rơi vào lo âu, căng thẳng và mất ngủ, không thể tập trung vào công việc, ngày càng trở nên ít nói, thu mình lại, suy nghĩ tiêu cực về tương lai. Anh sụt cân nhanh chóng, mất khẩu vị, xuất hiện những cơn đau đầu và khó chịu dạ dày.

Gia đình nhận thấy sự thay đổi trong hành vi thái độ của anh, và cố gắng khuyên bảo anh tìm cách giải quyết vấn đề. Họ động viên anh chia sẻ những lo lắng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Tuấn vẫn không thể chịu đựng được áp lực và cảm giác thất bại. Một ngày đầu tháng 7, sau khi để lại bức thư tuyệt mệnh, anh quyết định tự sát tại nhà riêng.

May mắn gia đình kịp thời phát hiện, đưa anh đi viện cấp cứu và điều trị trầm cảm.

TS.BS Trần Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện ban ngày Mai Hương chia sẻ, Tuấn chỉ là một trong số ít những người gặp vấn đề tâm lý do nợ nần dẫn đến tự sát. “Áp lực nợ nần là sang chấn tâm lý nghiêm trọng, có thể dẫn tới trầm cảm và hành vi tự sát” , bác sĩ Thu nói.

Theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 40.000 người tự sát, trong đó đa số là người trẻ, sinh viên, học sinh. Nguyên nhân tự sát ở nhóm này có thể liên quan đến áp lực học tập, mối quan hệ xã hội và thua cá độ bóng đá, bài bạc, game. Nhiều người, đặc biệt là thanh niên, sa vào cá độ và gặp phải nợ nần chồng chất. Khi không có khả năng chi trả, họ tìm đến tự sát như một lối thoát.

Theo thống kê từ Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội, có khoảng 15% ca tự sát hàng năm liên quan đến cá độ bóng đá. “Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức và giải quyết vấn đề tâm lý ngay từ sớm” , Phó giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương cho hay.

Cá độ bóng đá là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tự sát. Nhiều người, đặc biệt là thanh niên, sa vào cá độ và gặp phải nợ nần chồng chất. Khi không có khả năng chi trả, họ tìm đến tự sát như lối thoát. Theo thống kê từ Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội, có khoảng 15% ca tự sát hàng năm liên quan đến cá độ bóng đá.

“Tình trạng tự sát ở học sinh và thanh niên đang gia tăng đáng báo động. Áp lực từ học tập, xã hội và các vấn đề tài chính như cá độ bóng đá đều góp phần tạo nên tình trạng này. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức và giải quyết vấn đề tâm lý ngay từ sớm” , bà Thu nói và nhấn mạnh sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng đúng mức tại Việt Nam. Nhiều người vẫn coi nhẹ vấn đề này, dẫn đến việc không nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Số lượng bác sĩ tâm thần tại Việt Nam hiện còn rất hạn chế. Theo số liệu từ Bộ Y tế, nước ta hiện chỉ có khoảng 300 bác sĩ tâm thần phục vụ cho gần 100 triệu dân. Điều này tạo ra một khoảng cách lớn giữa nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Bệnh tâm thần rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần vào thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, do nhận thức hoặc định kiến sai lầm về bệnh tâm thần, nhiều người bỏ lỡ cơ hội được thăm khám và điều trị kịp thời. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe tâm thần và tăng cường đội ngũ bác sĩ chuyên khoa là vô cùng cấp thiết để giảm thiểu tự sát và nâng cao chất lượng sống cho tất cả mọi người.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022