Bí ngô hay còn được gọi là bí đỏ, là một loại thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam. Xét về mặt khoa học, bí ngô đặc biệt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giàu giá trị dinh dưỡng và được mệnh danh là "món quà trường thọ" cho người lớn tuổi. Đó là nhờ:

1. Bí ngô đặc biệt giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin A

Theo USDA, trong 245 gam bí ngô nấu chín có chứa:

- 49 calo

- 0,2 gam chất béo

- 2 gam protein

- 12 gam carbohydrate

- 245% RDI vitamin A (giá trị khuyến nghị hàng ngày)

- 19% RDI vitamin C

- 16% RDI kali

- 11% RDI đồng

- 11% RDI mangan

- 11% RDI vitamin B2

- 10% RDI vitamin E

- 8% RDI sắt.

Cùng một lượng nhỏ magie, phốt pho, kẽm, folate và một số vitamin B. Có thể thấy bí ngô đặc biệt giàu vitamin A cùng rất nhiều beta carotene - một loại carotenoid mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất thì bí ngô còn có lượng calo tương đối thấp vì tới 94% thành phần của bí ngô là nước.

how-to-cook-every-part-of-pumpkin-halves-1440x810-17206046359122125255106.jpg

Bí ngô giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Everyday Health)

2. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Gốc tự do là những phân tử được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của cơ thể, khi gốc tự do phát triển quá mức dẫn tới stress oxy hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.

Bí ngô lại chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như alpha - carotene, beta - carotene và beta - cryptoxanthin. Những hợp chất này có thể giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào đồng thời bảo vệ làn da khỏi tác dụng của ánh nắng mặt trời, các bệnh về mắt và một số tình trạng khác.

3. Chứa nhiều vitamin giúp tăng cường chức năng miễn dịch

Bí ngô rất giàu dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Có thể kể đến các beta - carotene, chất mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống lại các nhiễm trùng. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin A có thể khiến hệ miễn dịch dễ bị tấn công hơn và dễ nhiễm trùng hơn.

Vitamin C cũng được tìm thấy trong bí ngô, được chứng minh là có tác dụng tăng sinh sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và giúp các vết thương mau lành hơn.

Bên cạnh hai loại vitamin được đề cập ở trên thì bí ngô cũng là một nguồn vitamin E, sắt cùng folate dồi dào - tất cả đều góp phần hỗ trợ một người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

baked-pumpkin-puree-recipe-1809636-step-05-d90eea3883af41f293933bfb0705a101-17206047043601671370766.jpg

Bí ngô chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch (Ảnh: The Spruce Eats)

4. Bảo vệ thị lực nhờ vitamin A, luetin và zeaxanthin

Mặc dù thị lực có thể suy giảm tự nhiên khi tuổi tác tăng lên nhưng may mắn là có nhiều chất dinh dưỡng có thể góp phần làm chậm quá trình này và giảm nguy cơ bị mất thị lực do tuổi tác.

Bí ngô là một trong số đó. Bí ngô cung cấp một lượng beta - carotene cần thiết để giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin A gây bệnh đục thủy tinh thể, một trong những nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở người lớn tuổi.

Bí ngô còn là nguồn cung cấp hai hợp chất luetin và zeaxathin có liên quan tới việc phòng ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và đục thủy tinh thể.

Kết hợp với đó là các thành phần khác trong bí ngô như vitamin C và vitamin E có chức năng như các chất chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào mắt.

5. Dinh dưỡng cao và calo thấp thúc đẩy giảm cân

Bí ngô là một thực phẩm cực kì giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có lượng calo cực thấp và hàm lượng nước cao. Điều này giúp bí ngô là một lựa chọn thân thiện với những người đang giảm cân vì bạn có thể tiêu thụ nhiều bí ngô hơn các nguồn carbohydrate khác như gạo, khoai tây mà vẫn nạp ít calo hơn.

Ngoài ra, bí ngô còn là nguồn chất xơ dồi dào giúp kiềm chế cơn thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào, thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giảm lượng đường trong máu và cholesterol đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ khoáng chất trong ruột, tất cả đều có thể có lợi cho việc kiểm soát cân nặng.

roasted-pumpkin-and-garlic-93890-1-1720604834377353315812.jpeg

Lượng calo của bí ngô rất thấp thích hợp để thêm vào chế độ giảm cân (Ảnh: Taste)

6. Giảm nguy cơ ung thư

Bí ngô có hàm lượng carotenoid cao, là hợp chất có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa - từ đó giúp trung hòa các gốc tự do và có thể bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tụy, ung thư vú,...

Tuy nhiên các nghiên cứu chưa phân định rõ tác động của carotenoid và thói quen sống lành mạnh lên việc ngăn ngừa ung thư như thế nào, vì thế cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi kết luận. Tuy nhiên, việc ăn các thực phẩm lành mạnh như bí ngô, trước tiên giúp đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác hơn là rủi ro.

7. Có lợi cho sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp

Bí ngô cung cấp một danh sách dài các chất dinh dưỡng bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe trái tim, chẳng hạn như vitamin A, B1, B6 và C, đồng, chất xơ, folate và mangan.

Tất cả đều có lợi cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng ổn định huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ đồng thời bảo vệ cholesterol xấu khỏi bị oxy hóa. Việc cholesterol xấu bị oxy hóa có thể khiến chúng bị vón cục dọc theo thành mạch máu và tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch.

8. Làn da khỏe mạnh hơn

Các carotenoid trong bí ngô như beta - carotene cùng luetin, zeaxathin và vitamin E có thể hoạt động như một chất chống nắng tự nhiên, từ đó bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV từ ánh nắng mặt trời và alpha - carotene có thể hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.

Bí ngô cũng giàu vitamin C, loại vitamin rất cần thiết để có một làn da khỏe mạnh nhờ khả năng thúc đẩy sản xuất collagen, giúp làn da đàn hồi và săn chắc hơn.

cooking-with-pumkin-today-main-180913-1720604892521365807805.jpg

Các carotenoid trong bí ngô giúp làn da khỏe mạnh hơn (Ảnh: The Today Show)

9. Lưu ý khi ăn bí ngô

Khi ăn bí ngô, có một số lưu ý mà bạn cần nhớ bao gồm:

Ai không nên ăn bí ngô?

- Người bị dị ứng

Mặc dù bí ngô rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng có một số người dễ bị dị ứng sau khi ăn bí ngô, vì thế nếu thấy các triệu chứng dị ứng như phát ban, mề đay, sưng nề niêm mạc họng hay môi, lưỡi thì nên dừng ăn và thăm khám bác sĩ sớm.

- Người đang sử dụng các loại thuốc như lithium

Ngoài ra, bí ngô cũng được coi là một loại thuốc lợi tiểu nhẹ, có nghĩa là ăn nhiều bí ngô có thể làm tăng lượng nước và muối mà cơ thể thải ra qua nước tiểu. Vì thế mà những người đang dùng thuốc như lithium cần thận trọng và nói chuyện với bác sĩ để nhận được hướng dẫn, tránh gây ra các tương tác thuốc nghiêm trọng.

- Người đang có các tình trạng về thận hay thuốc ảnh hưởng tới thận

Bí ngô có hàm lượng kali cao, chứa tới 564 miligam kali trong một khẩu phần. Kali giúp cơ bắp co lại, hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh và điều chỉnh khoáng chất và chất lỏng trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, quá nhiều kali có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng gọi là tăng kali máu. Nó có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, yếu cơ, tê ngứa ran và có thể đe dọa tính mạng khi xảy ra đột ngột.

img6902-2-17206049504641722753105.jpg

Không phải ai cũng nên ăn bí ngô (Ảnh: Plant Perks)

Vì thế mà những người đang gặp các vấn đề về thận và dùng thuốc ngăn thận loại bỏ kali đúng cách có thể khiến bạn bị tăng kali máu.

Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị hồi hộp, khó thở, đau ngực, buồn nôn và nôn mửa, đây có thể là triệu chứng của tình trạng tăng kali máu đột ngột.

- Đang bị rối loạn tiêu hóa

Người đang bị rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi không nên ăn bí ngô vì dễ khiến tình trạng đầy bụng nghiêm trọng hơn.

Ăn bí ngô hàng ngày có tốt không?

Thực tế thì bạn có thể thêm bí ngô vào chế độ ăn hàng ngày nếu thích, trừ khi gặp phải các tình trạng không nên ăn bí ngô kể trên. Nhưng thường thì bạn nên ăn bí ngô từ 2 - 3 lần một tuần là hợp lý.

Bạn có thể thêm bí ngô vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng tới bữa trưa hoặc bữa tối.

Bí ngô bị đắng có ăn được không?

Bí ngô bị đắng là do hợp chất độc hại gọi là Cucurbitacin. Chất này có nồng độ càng cao, bí càng bị đắng. Tiêu thụ có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế khi thấy bí ngô có vị đắng tốt nhất là không nên ăn. Khi thấy cơ thể có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn bí ngô, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

featurespumpkin-soup480joe-sarah-17206050009291814352867.jpg

Hạt bí ngô có thể ăn được (Ảnh: Jamie Oliver)

Ngoài ra, tránh ăn bí ngô đã quá già hay để lâu ngày. Bởi bí ngô quá già sẽ làm cho hàm lượng đường tăng lên, đồng thời biến chất, lên men dễ gây ra các thành phần độc tố có hại cho cơ thể.

Vàng da do ăn nhiều bí đỏ

Đây là một hiện tượng bình thường khi tiêu thụ quá nhiều beta - carotene khiến hợp chất tồn đọng ở gan. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy lòng bàn tay, mắt hay gan bàn chân vàng hơn bình thường. Ngừng ăn bí ngô một thời gian tình trạng vàng da này sẽ biến mất.

Làm sao để chọn được bí đỏ ngon?

Bí đỏ ngon là quả bí có vỏ màu sắc tươi sáng, vỏ không bị dập nát hay các vết úng hỏng và cảm giác cứng tay khi ấn vào. Nên chọn những quả bí còn cuống tươi (đầu cuống có mủ chảy ra).

Quả bí có ruột đặc, màu vàng cam là những quả bí ngon.

Nguồn: Healthline, WebMD

https://kenh14.vn/loai-qua-giau-vitamin-a-gap-5-lan-ca-rot-duoc-menh-danh-la-mon-ngon-truong-tho-cho-viet-chi-vai-nghin-mot-can-20240710165414844.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022