Số phận cướp niềm vui của con trẻ

Niềm hạnh phúc đang tràn ngập ngôi nhà gia đình chị Lê Thị Hoa ở xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) khi đứa con trai chào đời chưa được bao lâu thì số phận ác nghiệt dội xuống gia đình khi nhận tin con khuyết tật bại não. Từ đứa trẻ bình thường nay chân tay co rút, mọi sinh hoạt phải có bàn tay người thân đỡ đần.

Dù đã 16 tuổi, con trai chị Hoa chỉ làm bạn với chiếc giường và bò lết trong căn nhà nhỏ. Ước mơ của em được cùng mẹ bước đi trên con đường đê ven sông Gianh để tận hưởng hương sắc quê hương ngày càng xa vời vợi.

z57463508266678e171f5864e252bc365bc3b11afd10b7-1724142079383519731222.jpgz57463577902134e18017270902fc0671e0c825e3ff470-17241420920871867041649.jpg

Nhiều trẻ khuyết tật tại Quảng Bình được khám sàng lọc.

Nhìn con bị bệnh tật hành hạ, lấy đi những hy vọng tưởng chừng giản đơn, chị Hoa cùng người thân ai cũng thương xót. Nhưng gia cảnh quá khó khăn nên chị chưa thể đưa con thực hiện các liệu pháp đắt đỏ chữa bệnh.

Năm 2023, khi nghe tin có đoàn y, bác sĩ về Quảng Bình thăm khám miễn phí cho trẻ khuyết tật, mẹ con chị Hoa dắt díu bắt xe bus vào thành phố Đồng Hới. Nghỉ mất ngày công, nguồn thu gia đình ít đi, mẹ con chị càng buồn vì khi đến nơi thì được thông báo chương trình đã kết thúc trước đó. Thương cảm hoàn cảnh của mẹ con chị, các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới ghi lại địa chỉ và hẹn ở đợt khám, điều trị năm sau.

Đến đầu tháng 8/2024, khi nhận thông báo, mẹ con chị nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám. Thật vui mừng khi con trai chị được hỗ trợ phẫu thuật miễn phí bởi chương trình "Khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ khuyết tật".

z57463508266646fcd9bc28fa427d6c2e1eed3ed268232-1724142162916343963023.jpg

Chương trình có sự tham gia, hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới...

"Hai mẹ con được chương trình tài trợ tiền đi lại, ăn ở và phẫu thuật hoàn toàn miễn phí. Mẹ con tôi tưởng chừng như đang mơ vì không nghĩ rằng sẽ có điều tốt lành như vậy xảy ra. Hy vọng, sau lần phẫu thuật này, cháu có thể đứng thẳng, di chuyển được trên đôi chân của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các y, bác sĩ đã cứu giúp con trai tôi", chị Hoa chia sẻ.

Cũng như bao phụ huynh của trẻ khuyết tật khác, anh Lê Đức Thống, trú xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa cùng con trai 2 tuổi Lê Gia Hưng vượt hơn 80km để tìm hy vọng cho đôi mắt con nhỏ. Anh chia sẻ, gia cảnh nghèo khó, sớm phải chịu cảnh "gà trống nuôi con", anh càng đau xót khi phát hiện con bị khuyết tật về mắt.

z57463555338847fc3dbc92648f62f356263b0dba91dcd-1724142372324409086343.jpg

Cháu Lê Gia Hưng được chỉ định phẫu thuật điều trị mắt sau khám sàng lọc.

Niềm vui đến với gia đình khi cháu Hưng được khám, phẫu thuật miễn phí. Ca phẫu thuật thành công, anh Thống vui mừng vì không nghĩ rằng có ngày con mình được chữa miễn phí.

Tấm lòng người thầy thuốc

Bác sĩ Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho biết, chương trình "Khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ khuyết tật" tỉnh Quảng Bình do đơn vị phối hợp với Trung tâm II - trực tiếp hỗ trợ trẻ khuyết tật thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức.

Tiếp nối thành công của 2 chương trình trước, năm nay bệnh viện tiếp tục phối hợp thực hiện. Bệnh viện chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và tập trung nhân lực cùng các chuyên gia triển khai chương trình.

niem-vui-phau-thuat-17241424380111371659016.jpg

Chị Hoa, anh Thống cùng rất nhiều phụ huynh có trẻ khuyết tật vui mừng khi con nhỏ được điều trị bệnh miễn phí.

Chương trình lần này, hơn 150 trẻ khuyết tật các dạng như sứt môi, hở hàm ếch, khuyết tật vận động, khuyết tật mắt, tai, đường sinh dục và các loại u lành tính... được sàng lọc. Sau hơn một tuần làm việc tích cực, các chuyên gia và đội ngũ thầy thuốc bệnh viện thực hiện thành công gần 50 ca phẫu thuật ở nhiều thể loại bệnh, 2 trẻ được cấp áo chỉnh hình và 1 trường hợp được chuyển lên tuyến trên điều trị.

Hiểu được những khó khăn của bệnh nhân nghèo, chương trình này không chỉ phẫu thuật miễn phí mà còn tài trợ tất cả chi phí đi lại, chăm sóc các bệnh nhi. Sau khi được khám sàng lọc những trẻ đủ điều kiện phẫu thuật được thực hiện ngay. Còn những trường hợp khuyết tật nặng, cần sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại hơn sẽ được chuyển lên tuyến trên. Trường hợp còn lại sẽ được lưu thông tin đợi đến thời điểm trẻ đủ tuổi thực hiện phẫu thuật, chương trình sẽ liên lạc với gia đình.

z57463607535451fbaca3c71334cd12257fb1f64e1eed5-1724142664076112909117.jpgz5746358783984fc49945bb310cb3e2f97e17b6ece9faf-1724142678284136458871.jpg

Các y bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho trẻ khuyết tật.

Được biết, một trong những người góp công lớn vào sự thành công của chương trình là GS.TS Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai - Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Trường đại học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội.

phau-tua-2-1724142895866478537786.jpg

Một trong những người góp công lớn vào sự thành công của chương trình là GS.TS Trần Thiết Sơn.

GS.TS Trần Thiết Sơn sinh ra trong gia đình có truyền thống nghề y, có bố và mẹ đều là người con của vùng đất nằm ven phía Bắc sông Gianh. Sau thời gian dài nỗ lực, năm nay GS.TS Trần Thiết Sơn đưa chương trình "Khám sàng lọc và phẫu thuật cho trẻ khuyết tật" về với Quảng Bình, nơi còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia.

edit-viec-hoc-hoa-nhap-giup-hoc-sinh-khuyet-tat-co-co-hoi-de-phat-trien-binh-dang-1699343227436773230387-84-0-1334-2000-crop-16993432404881519279778.pngVì sao giáo viên dạy trẻ khuyết tật không được nhận phụ cấp?

GĐXH - Dù các quy định về chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục đã có từ nhiều năm nay. Tại Nghệ An, các giáo viên tham gia giảng dạy chỉ mới nghe đến quy định, chưa nhận được chế độ phụ cấp này.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022