Sống tiết kiệm là đức tính truyền thống tốt đẹp. Mặc dù vậy, không phải hành vi tiết kiệm nào cũng đáng được phát huy. Để tiết kiệm một ít tiền, một số người lại tự làm tổn thương cơ thể mình, để rồi mất nhiều hơn số tiền họ kiếm được.

Mới đây, tài khoản WeChat chính thức của Bệnh viện trực thuộc số 1, Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), chia sẻ một bệnh nhân bị suy thận chỉ vì thói quen sống tiết kiệm quá mức. Chính bản thân ông cũng than thở: "Không ngờ thói quen tiết kiệm lại khiến tôi phải tốn nhiều tiền chữa bệnh đến vậy".

nguoi-dan-ong-suy-than-chay-than-do-thoi-quen-tiet-kiem-trong-nha-bep1-1723468073088223843885.jpg

Ông Zhong giơ ngón tay cái lên chào các nhân viên y tế (Nguồn: Bệnh viện số 1 của Đại học Chiết Giang)

Cuối tháng 6 năm 2024, khoa Cấp cứu của Bệnh viện trực thuộc số 1 thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc, tiếp nhận ông Zhong (70 tuổi, tên đã đổi). Ông Zhong nằm trên giường bệnh viện, thở hổn hển, người đầy mồ hôi. Tay chân ông gầy gò nhưng bụng lại phình to.

  • an-muop-hai-than-khong-1723305115494116784177-0-0-375-600-crop-17233051190391276931461.jpg

    Ăn mướp làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận? BS nói để bảo vệ thận tốt nhất nên tránh 5 việc quen thuộc

BS Gao Yuan (Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Chiết Giang), đã tổng hợp kết quả kiểm tra và ban đầu đánh giá đây là "hội chứng khoang bụng".

Trong quá trình phẫu thuật vùng bụng, các bác sĩ phát hiện ông Zhong bị nhiễm trùng trong ổ bụng rất nghiêm trọng. 

Ông không chỉ ra nhiều dịch đục màu vàng nhạt mà còn phù ruột, viêm, tích tụ khí và dịch, gây tắc ruột. Sau phẫu thuật, tuy thoát khỏi "cửa địa ngục" nhưng chức năng thận của ông Zhong đã bị tổn thương nghiêm trọng. Ông sẽ phải chạy thận suốt đời.

Làm sao một ca nhiễm trùng bụng, suy thận nghiêm trọng như vậy lại có thể xảy ra?

BS Gao Yuan hỏi, liệu ông có từng ăn rau qua đêm không đun nóng lại? Ông thường xuyên ăn rau quả sống hay không?... Lần lượt từng giả thuyết đưa ra đều được ông Zhong phủ nhận. Sau khi nuôi cấy dịch bụng, nước tiểu, phân và đờm của ông Zhong, một số lượng lớn Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Candida, cầu khuẩn gram dương và các mầm bệnh khác đã được sàng lọc.

nguoi-dan-ong-suy-than-chay-than-do-thoi-quen-tiet-kiem-trong-nha-bep2-1723468044377435568777.jpg

Sau nhiều lần trò chuyện, ông Zhong cho biết, mình đã sử dụng thớt, đũa và hộp đựng dao bằng gỗ ở nhà hơn chục năm. Sau mùa mưa, những đồ dùng nhà bếp này bị ẩm mốc, thậm chí mốc phát triển dài ngoằng. Ông sống tiết kiệm, không nỡ vứt, chỉ chà rửa sạch rồi dùng tiếp.

BS Qin Jichao (Giám đốc Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện trực thuộc số 1, Đại học Chiết Giang), cho biết thớt là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi nhất. Mỗi ngày, rau củ, thịt cá được thái cắt ra ở đây, dù là sống, chín, nguội hay nóng. Hầu hết các gia đình chỉ dùng giẻ lau sau khi sử dụng. Kể cả khi bạn lau hoặc rửa sạch bằng nước thì cũng không đảm bảo an toàn.

Hiện nay là mùa mưa. Chiếc thớt ở trong môi trường ẩm ướt, nhiều năm như vậy sẽ trở thành nơi vi khuẩn tụ tập.

Điều này cũng tương tự với đũa gỗ trong nhà bếp. Sau khi rửa sạch, đũa gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Những kẽ hở nhỏ trên thân đũa sau khi giãn nở trở thành thiên đường cho nấm mốc và vi khuẩn. Chúng sinh sôi điên cuồng bên trong. Khi không còn chỗ, chúng sẽ trồi lên ngoài mặt đũa, gây ra những đốm nấm mốc. Bạn có thể nhìn thấy nấm mốc bằng mắt thường, thậm chí nấm còn mọc lông dài.

nguoi-dan-ong-suy-than-chay-than-do-thoi-quen-tiet-kiem-trong-nha-bep3-17234680443821637383302.jpg

Ngay cả khi chỉ đun sôi thớt, đũa gỗ bằng nước sôi, bạn cũng chỉ có thể tiêu diệt được một phần nhỏ vi khuẩn. Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Salmonella, aflatoxin... còn sót lại trên dụng cụ nhà bếp có thể đi vào dạ dày, gây ra các phản ứng cấp tính ở đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Thậm chí làm tăng chứng teo dạ dày, ung thư dạ dày.

Hãy cẩn thận những thói quen tiết kiệm trong nhà bếp sẽ khiến cơ thể mắc bệnh đáng tiếc

1. Dùng miếng bọt biển rửa bát triền miên không thay

Nhiều người đã quen với việc sử dụng miếng bọt biển rửa chén bát cho đến khi hỏng nát mới thôi.

Bọt biển mềm và xốp, có khả năng thấm hút cao, dễ bám vết thức ăn. Cộng với khả năng thông gió kém, chúng cực kỳ dễ chứa vi khuẩn. Việc sử dụng miếng bọt biển rửa bát thường xuyên và lặp đi lặp lại khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người.

Tốt nhất, bạn nên giặt sạch miếng bọt biển mỗi lần sử dụng, vắt kiệt nước và treo lên phơi khô. Thay miếng bọt biển rửa bát mỗi tháng 1 lần.

nguoi-dan-ong-suy-than-chay-than-do-thoi-quen-tiet-kiem-trong-nha-bep4-17234680444041751018186.jpg

2. Dùng chai nhựa đựng ngũ cốc, dầu ăn

Nhiều người lớn tuổi muốn tiết kiệm đã sử dụng vỏ chai nước khoáng, nước giải khát để đựng gạo, đậu, dầu ăn...

Trong thực tế, chai nước giải khát, nước khoáng... được thiết kế và sản xuất để đựng nước, đồ uống có ga, nước trái cây và các chất lỏng khác. Nếu được sử dụng đựng chất lỏng khác, chúng có thể khiến chất độc hại giải phóng nhanh hơn.

Ngoài ra, những loại chai này có thời hạn sử dụng. Dùng lâu sẽ khiến nhựa thôi nhiễm, gia tăng chất độc hại, hạt vi nhựa đi vào cơ thể.

3. Sử dụng chảo chống dính đã cũ

Lớp phủ chống dính trên hầu hết các loại chảo chống dính thường là polytetrafluoroethylene, còn được gọi là Teflon. Khi có sự mài mòn mạnh, chúng có thể thôi ra, khiến con người ăn phải.

Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng chảo chống dính sau khi xuất hiện vết xước. Không dùng chảo chống dính để nấu những thực phẩm cứng như sườn. Không dùng thìa nhọn và thường xuyên thay chảo mới để bảo vệ sức khỏe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022