Nội dung chính

Người phụ nữ 35 tuổi đi khám sức khỏe, bàng hoàng phát hiện thận suy giai đoạn cuối.

Nguyên nhân suy thận là do không kiểm soát huyết áp sớm.

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và suy thận.

Đang điều trị chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, chị Lan Anh (sống tại Hà Nội) vẫn chưa quên được khoảng thời gian cách đây 1 năm, khi đó chị mới 35 tuổi nhưng đã được bác sĩ thông báo chị bị suy thận. 

Chị Lan Anh tâm sự, ở nhà chị thấy mệt mỏi trong người, nhưng bận công việc nên chưa đi khám được. Tới khi cảm thấy đuối sức và tình trạng này ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc, chị mới quyết định đi kiểm tra sức khỏe.

"Tôi chỉ nghĩ mình bị cảm cúm bình thường, bác sĩ kê thuốc cho về nhà uống là hết mệt. Tuy nhiên, khi nhìn vào kết quả xét nghiệm chức năng thận, bác sĩ thông báo thận của tôi đã mất chức năng hoàn toàn. Bác sĩ động viên và khuyên tôi nhập viện sớm để được lọc máu, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng", chị Lan Anh cho hay.

photo1653179657177-1653179657298196486380-17228265838481524093590-1722837832324-1722837833289365454260.png

Trường hợp bệnh nhân suy thận phải chạy thận (Ảnh minh họa).

Nhận tin thận đã suy teo, mất chức năng, chị Lan Anh đã rất bàng hoàng. Chị còn trẻ, con chị còn nhỏ, lại còn công việc, giờ phải ôm máy chạy thận suốt đời, chị sẽ phải làm sao? Các câu hỏi cứ liên tục vang trong đầu chị.

"Tôi rơi vào suy sụp, khóc rất nhiều, thương con còn nhỏ. Sau đó, được sự động viên của chồng và người thân, tôi đã quyết định đi điều trị. Tuy nhiên, cũng mất gần 1 năm, tôi mới quen được thời gian biểu chạy thận 3 lần/tuần", chị Lan Anh nói.

  • du-an-moi-3-1722675099261823528272.jpg

    Bỗng dưng có 5 dấu hiệu "lạ" cẩn thận bạn đã mắc chứng rối loạn nhịp tim, chủ quan coi chừng suy tim, đột tử

Theo chị Lan Anh, cách đây khoảng 4-5 năm, chị sinh con đầu xong có phát hiện sỏi thận. Sau đó, chị Lan Anh có đi khám và được kê thuốc. Thấy sau khi uống thuốc triệu chứng đau không còn, chị đã không đi kiểm tra và khám lại.

Chị Lan Anh cho biết, thời điểm chị phát hiện ra sỏi thận, bác sĩ có nhắc nhở huyết áp của chị cao, cần phải theo dõi thường xuyên và đi khám để nếu cần sẽ phải dùng thuốc. Tuy nhiên, chị Lan Anh thấy sức khỏe bình thường nên cũng không quan tâm tới lời nhắc nhở của bác sĩ.

Khi thận mất hoàn toàn chức năng, chị Lan Anh đã rất hối hận. "Nếu ngày trước tôi nghe lời bác sĩ theo dõi tăng huyết áp, đi khám thường xuyên chắc sẽ không bị suy thận mạn sớm", chị Lan Anh nói.

Qua câu chuyện của mình, chị Lan Anh muốn nhắn nhủ với người trẻ cần quan tâm tới sức khỏe của bản thân, đồng thời nên đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra bất thường của cơ thể.

Tăng huyết áp tác động tới thận

Theo các chuyên gia, tăng huyết áp lâu ngày không được kiểm soát làm tăng áp lực ở cầu thận, từ đó làm suy yếu bộ lọc cầu thận.

Tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ được những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.

Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, sưng phù… Do vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện suy thận sớm.

*Tên nhân vật đã được thay đổi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022