01

Thanh Hoài, sinh năm 1997, sống tại TP.HCM, không lựa chọn sống cùng mẹ dù nhà chỉ có 2 mẹ con. “Tôi cảm thấy ngột ngạt”, Hoài tâm sự. Để ra ngoài sống riêng cô đã chấp nhận mẹ giận, thậm chí gọi là ‘đồ bất hiếu’. Cách đây 2 năm cô đã không còn nói chuyện với mẹ dù ở chung nhà.

Đỉnh điểm câu chuyện bắt đầu từ màu son nâu đất cô yêu thích. Mẹ cô đay nghiến: “Mày làm xấu mặt tao, hàng xóm bảo sao mày cứ thích không bình thường, muốn làm mình xấu đi”. “Con thích là được”, Hoài phản kháng. Mẹ Hoài tiếp tục kể lể về sự hy sinh, công dưỡng dục, tiện thể đấm ngực than “đẻ được mỗi đứa con mà không nên hồn người”.

Tiếp đó, Hoài mang về một chú chó do một người bạn tặng. Mẹ Hoài mắng như tát nước: “Muốn nuôi chó thì ra ngoài mà sống”. Hoài hứa sẽ tự chăm sóc, không phiền đến mẹ. Một ngày Hoài về nhà không thấy chó đâu, mẹ nói ráo hoảnh “cho đi rồi”.

1724054378-02afe75c-f57c-4eb3-93c0-78d3ef77c97afaceimage-172405657544622146115-1724118125888-172411812635968184064-1724119691344-17241196918561474417259.jpeg

“Mẹ không có trái tim”, Hoài bức xúc và khóc nhiều ngày sau đó. Mẹ cô gào thét: “Mẹ nó coi không ra gì, nhưng tiếc thương một con chó”, Hoài im lặng. Sau lần đó Hoài không còn tâm sự bất cứ chuyện gì với mẹ, các cuộc giao tiếp dần dần cũng chỉ còn lại là những câu xã giao.

Hoài dọn ra ở riêng sau 2 năm cảm thấy ngột ngạt trong chính căn nhà mình. “Tôi luôn yêu mẹ, nhưng không hợp cách sống và sợ mình cũng trở thành một con người độc đoán như vậy”, Hoài nói. Mẹ cô vẫn không ngừng than vãn về đứa con bất hiếu, chiều chuộng quá mà vô ơn. Hoài về nhà thăm mẹ vào mỗi tối thứ 7, lặng im nghe chửi và… rời đi.

02

Nguyễn Thanh Lân (19 tuổi, Hà Nội) sống cùng bố do cha mẹ ly hôn, mẹ Lâm vào Sài Gòn sống. Từ nhỏ Lân đã từng chịu những cơn giận của bố mà “tím người” theo nghĩa đen, ấy là khi bố tức giận. Giảng bài không hiểu, nói không nghe, cãi lại…, cứ tức lên là bố đánh.

Có lúc Lân ấm ức nói với mẹ: “Bố lúc nào cũng cho là mình đúng và luôn coi con như kẻ bất tài vô dụng. Bố trước đây chẳng trượt đại học 3 năm, chẳng nghiện game đến mức 7 năm mới ra nổi trường đó sao?”.

1724056170-f213b135-f1c7-4ff3-b4bf-b52feeeea672faceimage-17240565753651572291403-1724118126968-17241181270931944044086-1724119692570-17241196926791633464189.jpeg

Lân lớn lên trở nên lầm lì và nghiện game như bố cậu đã từng. Ông bố độc đoán đặt sự kỳ vọng vào Lân, mong muốn con trở thành một đứa con biết nghe lời, chăm chỉ, học giỏi, sau này thành tài. Nhưng mọi việc càng ngày càng trở nên mất kiểm soát. Lân nổi loạn theo cách hút thuốc lá điện tử, chơi cùng bạn bè xấu, biết nói dối… Có lúc Lân đã nghĩ đến việc từ bỏ mạng sống mà không đủ can đảm để thực hiện nó.

Có lần Lân nghe được bố nói chuyện điện thoại với bạn: “Nó là tất cả cuộc sống của mình, mà giờ thất vọng”. Lân cho rằng con người như hiện tại của cậu là một phần do bố ‘bồi đắp’. Lân không tin tưởng vào chính bản thân mình vì bố cậu đã từng gọi cậu là ‘đồ bất tài vô dụng’. Lân không cảm nhận được tình yêu nên không thể báo đáp lại tình cảm của bố bằng yêu thương…

03

Bác sĩ tâm lý - tâm thần Phạm Văn Dương (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết cha mẹ thế hệ X nếu vẫn giữ cho mình quan điểm “làm cha mẹ là có quyền” thì sẽ không bao giờ nhận lại được những đứa con hạnh phúc và biết ơn.

Cha mẹ thế hệ X (7X, 8X) sinh ra thế hệ gen Z (năm 1997 - 2012) dễ có khoảng cách? Mặc dù thế hệ X sinh ra trong thời kỳ còn khó khăn về vật chất, nhưng gen Z không phải là một thế hệ sung sướng, chiều chuộng quá mà vô ơn.

Gen Z hiểu biết về công nghệ, thích tạo giá trị cho riêng mình và đề cao hạnh phúc cá nhân, dám nổi loạn, thích sáng tạo, muốn chứng minh sự khác biệt… nhưng cũng chịu nhiều áp lực. Ngoài những đòi hỏi của kiến thức liên tục mới, sự cạnh tranh, cám dỗ… còn có áp lực từ chính một bộ phận thế hệ cha mẹ X đề cao sự kỳ vọng và giữ hệ tư tưởng cũ áp đặt, độc đoán; muốn con đi theo cách nghĩ của mình.

Tuy nhiên, thực tế ‘cha mẹ độc tài thế hệ X’ không phải đại diện cho tất cả.

1724056431-54c55326-d99c-47fd-bbd5-0f2c285da750faceimage-17240565752992132060056-1724118127622-172411812774737759818-1724119693593-17241196938311167449674.jpeg

Jason Dorsey, một nhà nghiên cứu về thế hệ Z cho biết thế hệ Z thực sự khác biệt có thể do ảnh hưởng sâu sắc của cha mẹ thế hệ X.

Thế hệ X trưởng thành giữa một loạt các cuộc khủng hoảng có bản lĩnh, có khát khao và hiểu giá trị của học vấn khác hẳn tư tưởng của thế hệ trước đó. Tuy nhiên, có người cấp tiến đi về phía trước, có người vẫn mang trong mình những “dư chấn” cũ.

Corey Seemiller, giáo sư tại Đại học bang Wright, Ohio, Mỹ, người tiến hành nghiên cứu và viết nhiều cuốn sách về Thế hệ Z, cho biết: “Thế hệ X đang nuôi dạy thế hệ Z giống họ: tự chủ và hoài nghi”.

“Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương, sự thấu hiểu và bao dung của cha mẹ sẽ trở nên tự tin và có cảm xúc lành mạnh hơn, kết nối với cha mẹ tốt hơn. Những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình cha mẹ độc đoán thường tự ti, nổi loạn và nghi ngờ chính bản thân, xa rời cha mẹ”, bác sĩ Dương nói.

1724054486-835ffe68-8459-44fe-a3d6-1a11aee1b87efaceimage-17240565754871227219244-1724118128423-17241181285201431924436-1724119694642-1724119694866343652313.jpeg

Nhà văn Trang Hạ dưới tư cách một cố vấn cho các bậc cha mẹ cũng từng bày tỏ quan điểm làm cha mẹ của mình: “Con hãy cứ làm những gì con muốn, thứ mang lại cho con nhiều trải nghiệm nhất. Con có thể thử và sai nhưng rồi con sẽ biết ước mơ, đam mê của mình là gì”.

Hãy cho con tình yêu và sự tự do để truyền tình yêu và sự tự do cho con mình!

Cha mẹ hãy xác định không phải mình lúc nào cũng đúng và thậm chí chính những đứa trẻ của mình có khi là… người thầy.

Truyền năng lượng tích cực, là bạn, là người đồng hành, luôn là công thức “phụ huynh hạnh phúc, con cái vui vẻ”. Đừng đẩy con đứng về bên kia chiến tuyến nếu không muốn đôi bên cùng thua cuộc!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022