Người lao động có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp lên đến 75%?

Trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì xây dựng dự luật) đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi lao động thôi việc, tối đa không quá 5 lần lương tối thiểu vùng. Thời gian hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp.

Góp ý cho dự thảo, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75% bình quân tiền lương tính đóng BHTN trước khi nghỉ việc. Bởi phần lớn doanh nghiệp đóng cho lao động theo mức lương tối thiểu vùng nên tiền hưởng rất thấp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề xuất đối với những người đóng BHTN nhưng đến khi nghỉ hưu mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì được hưởng 50% số tiền đã đóng vào Quỹ BHTN; người lao động tham gia BHTN liên tục từ tháng 145 trở đi, cứ tham gia thêm đủ 12 tháng thì được hỗ trợ thêm 0,1 tháng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đề xuất này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.

bao-hiem-that-nghiep-2-17014477589511195228450-65-0-565-800-crop-1701448017141454282839.jpg4 trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động nên nắm rõ kẻo bị thiệt

GĐXH - Bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi quan trọng nhằm giúp người lao động giảm đi gánh nặng chi phí trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

tro-cap-that-nghiep-1723537826774757509039.png

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất người lao động có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp lên đến 75%. Ảnh minh họa: TL

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị xem xét sửa đổi quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng không quy định thời gian hưởng tối đa và chỉ quy định thời gian hưởng tương ứng với thời gian đóng.

Việc không quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa sẽ tạo điều kiện cho người lao động có thời gian dài đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ kinh phí duy trì việc làm chủ động, sản xuất kinh doanh… trong thời gian tương ứng với thời gian đóng chứ không chỉ là 12 tháng tối đa.

Việc giới hạn thời gian hưởng tối đa là 12 tháng sẽ dẫn đến hệ quả người lao động sau khi làm việc đủ 12 năm sẽ nghỉ việc để được hưởng tối đa 12 tháng thất nghiệp. Thậm chí, nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần khi đã tham gia bảo hiểm xã hội từ sớm.

Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm, học nghề và tìm việc làm mới trên cơ sở khoản trích tiền lương đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, các quyền lợi của chế độ BHTN đối với người lao động gồm có:

- Được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

- Được hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm mới.

- Được hỗ trợ học nghề.

- Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo quy định nêu trên, trợ cấp thất nghiệp là một trong 4 quyền lợi mà người lao động được nhận khi tham gia đóng vào Quỹ BHTN. Đây là khoản tiền trợ cấp được trích từ Quỹ BHTN để chi trả cho người lao động bị mất việc làm căn cứ vào quá trình tham gia đóng BHTN của người lao động trước đó.

bhyt-1-16971247102961237690124-36-0-636-960-crop-16971248919401966963788.jpgNgười hưởng trợ cấp thất nghiệp cần nắm thông tin này về thẻ BHYT có sự thay đổi từ ngày 15/10/2023

GĐXH - Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, đơn vị này sẽ dừng việc in thẻ BHYT giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/10 để đơn giản hóa giấy tờ và tiết kiệm thời gian.

bhtn-17049556709172058217337-0-35-400-675-crop-17049558703851382719320.jpgTin vui cho lao động bị nợ BHXH, chỉ cần đáp ứng điều kiện này sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp

GĐXH - Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung đã quy định trường hợp lao động nợ BHXH, nhưng sau đó được xác nhận thời gian đóng bổ sung BHTN sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022