Ngày 10/9, cô Trương Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 (nơi Thảo theo học) cho biết, sau khi nghe tin em Vi Thị Thảo, lớp 12A1, đỗ ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội (phân hiệu Thanh Hóa) nhưng có hoàn cảnh khó khăn, nhiều tổ chức, cá nhân và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, trao những phần quà động viên em cố gắng vượt qua khó khăn để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ.

nu-sinh-nguoi-thai-duoc-ho-tro-chi-phi-theo-hoc-dai-hoc-y-ha-noi1-1725945538393575558513.jpg

Vi Thị Thảo là người đầu tiên của bản nghèo vùng biên Nghệ An ngành Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải trên Gia đình & Xã hội, với mong muốn em Thảo yên tâm theo học 6 năm tại Đại học Y Hà Nội, gia đình ông bà Thành Tâm (đôi vợ chồng thường xuyên làm từ thiện ở Hà Nội) đã về tận nhà nữ sinh này làm việc với chính quyền xã, nắm bắt hoàn cảnh thực tế và nghe nguyện vọng của gia đình em.

Tại đây, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, vợ chồng ông bà Thành Tâm đồng ý hỗ trợ chi phí giúp em Vi Thị Thảo ăn ở suốt 6 năm học tại Đại học Y Hà Nội phân hiệu Thanh Hóa với mức hỗ trợ 4 triệu đồng mỗi tháng (do thuộc diện hộ nghèo nên em Thảo được miễn học phí).

Với mức hỗ trợ này, cộng thêm sự cố gắng của gia đình, ngày 6/9 vừa qua, Vi Thị Thảo yên tâm nhập học tại trường Đại học Y Hà Nội. Hành trình của Thảo không chỉ mang theo ước mơ mà còn có cả sự gửi gắm, yêu thương của gia đình, thầy cô và của nhiều tấm lòng hảo tâm, thiện nguyện.

nu-sinh-nguoi-thai-duoc-ho-tro-chi-phi-theo-hoc-dai-hoc-y-ha-noi-17259456022871521927765.jpg

Đoàn tài trợ trao số tiền hỗ trợ cho gia đình em Thảo trước khi em ra nhập học tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

Mùa tựu trường năm nay, Vi Thị Thảo người con đầu tiên của bản Kẽm Đôn, xã biên giới Tri Lễ, nơi có 100% đồng bào người Thái sinh sống trở thành sinh viên của Đại học Y khoa Hà Nội.

Theo Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2, trong đợt thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ngoài em Vi Thị Thảo còn có 2 trường hợp đỗ vào các trường đại học y cũng được rất nhiều nhà hảo tâm chia sẻ, hỗ trợ. Tuy nhiên, Vi Thị Thảo là thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất, hoàn cảnh khó khăn nhất. Nữ sinh người Thái cũng là thí sinh duy nhất của huyện Quế Phong được UBND tỉnh trao bằng khen tại Lễ Tuyên dương những học sinh thi đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

  • Cô học trò đầu tiên của bản vùng biên Nghệ An chạm ước mơ làm bác sĩ

  • ‘Cô gái vàng’ Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Ông Lữ Văn Cương, Chủ tịch UBND xã cho biết, Tri Lễ là một trong 60 xã nghèo của cả nước. Toàn xã có 2.200 hộ, trong đó có 1.332 hộ nghèo và 522 hộ cận nghèo, điều kiện còn nhiều khó khăn. 

"Gia đình em Thảo là hộ nghèo nhưng có truyền thống hiếu học, các con đều chăm ngoan. Việc em đỗ vào Đại học Y Hà Nội không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là niềm vui của bà con dân bản. Tấm gương hiếu học của em sẽ góp phần khích lệ học sinh trong xã vươn lên, học giỏi để sau này về phát triển, xây dựng quê hương bản làng", ông Cương nói.

Chia sẻ với PV, Vi Thị Thảo và gia đình rất biết ơn sự quan tâm của chính quyền, bà con hàng xóm và các nhà hảo tâm. Thảo khẳng định sẽ nỗ lực học tập và rèn luyện để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, với mong muốn trở về phục vụ và giúp đỡ bà con thôn bản.

co-hoc-tro-dau-tien-cua-ban-vung-bien-nghe-an-cham-uoc-mo-lam-bac-si-17245536932762099959488-499-0-1099-960-crop-17245537320671451217479.jpgCô học trò đầu tiên của bản vùng biên Nghệ An chạm ước mơ làm bác sĩ

GDXH - Hay tin mình trúng tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Vi Thị Thảo vui mừng khôn xiết. Bao cố gắng, ý chí vượt khó cuối cùng cũng có thành quả. Tuy nhiên, chi phí học tập cho những tháng ngày tới đang là nỗi lo của Thảo và gia đình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022