Nỗi đau ung thư

Nguyễn Thị Thương (SN 2000), trú tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, là một tình nguyện viên đặc biệt mà hầu hết những người làm công tác thiện nguyện và các hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị đều biết đến.

Khoảng 4 năm trước, Thương bắt đầu tham gia hoạt động thiện nguyện. Cô cùng các nhà sư phát cơm miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại huyện Triệu Phong.

z58135210789603aaa836a25f33a304acd21f004c47fbf-1726006507977682809632.jpg

Nguyễn Thị Thương, người nhiệt huyết với các hoạt động thiện nguyện.

Từ những chuyến thiện nguyện, Thương nhận ra rằng xã hội vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được giúp đỡ. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, cô gái không ngần ngại "xông pha" vào các hoạt động từ thiện với mong muốn góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

"Nhiều hoàn cảnh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, bị bệnh tật hành hạ nhưng không có đủ điều kiện để chữa trị, khiến tôi rất thương xót. Tôi mong muốn có thể làm được điều gì đó ý nghĩa cho họ, và qua đó cũng cảm thấy bản thân trở nên có ích hơn cho xã hội", Thương chia sẻ.

Nhưng số phận như muốn trêu ngươi cô gái trẻ. Năm 2022, Thương như ngã quỵ khi nhận được tin mình mắc ung thư buồng trứng di căn. Từ một cô gái tràn đầy sức sống, Thương chỉ biết khóc, thu mình lại và âm thầm chịu đựng những cơn đau hành hạ cơ thể.

anh-1-1726006375364662507057.jpg

Khi biết mình mang căn bệnh quái ác, Thương chỉ biết khóc, nhưng rồi em dần lấy lại động lực sống tốt.

Khi biết mình mắc bệnh, em chỉ biết khóc và luôn tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu nỗi đau này, dù em luôn cố gắng sống tốt cho bản thân và xã hội. Đã có lúc em buông xuôi, phó mặc số phận cho ông trời. Nhưng sau khi suy nghĩ, em quyết định phải tìm lại động lực để mỗi ngày sống đều trở nên ý nghĩa", Nguyễn Thị Thương tâm sự.

Với sự đồng hành của gia đình, bạn bè và các y bác sĩ, Thương dần trở lại là cô gái vui tươi như trước. Cô tích cực tham gia các hội nhóm thiện nguyện, sử dụng mạng xã hội để kêu gọi, hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, người dân vùng sâu, vùng xa và các em học sinh nghèo.

Làm thiện nguyện mong nhận về động lực sống

Trừ những lúc phải vào bệnh viện để theo dõi sức khỏe, Thương cùng các anh chị em trong hội thiện nguyện kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ các gia đình và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Mỗi lần đi khám bệnh hay truyền hóa chất tại bệnh viện, Thương lại đứng ra kêu gọi, hỗ trợ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

z58135210563197dffaef67725fe7cba2ab3630bddb176-1726006610516538084641.jpg

Kể cả lúc tới viện điều trị, Thương vẫn cố gắng tìm cách giúp đỡ người khó khăn.

"Ung thư không phải là dấu chấm hết. Em luôn cố gắng sống tốt hơn trong quãng đời còn lại, bởi ngoài kia còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn và khổ cực hơn mình. Chính những ngày sống trong nỗi đau và tuyệt vọng đã giúp em thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn với những số phận cùng cảnh ngộ", Thương chia sẻ.

Đối với Thương, công việc thiện nguyện không chỉ giúp đỡ nhiều người vượt qua khó khăn mà còn truyền cảm hứng để họ vươn lên số phận. Những nụ cười và lời cảm ơn từ những người được giúp đỡ chính là liều thuốc vô giá giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi bệnh tật.

Là một bệnh nhân đang chiến đấu với căn bệnh ung thư, Thương hiểu rõ ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Đối với cô, mỗi ngày được sống là một ngày đáng quý.

anh-2-17260066910951943420547.jpg

Tấm lòng nhân ái của Thương đã được người dân và chính quyền ghi nhận. Những người yêu mến em đều mong rằng Thương sẽ luôn khỏe mạnh để tiếp tục giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

"Chúng tôi ai cũng thương em. Mỗi lần làm từ thiện, thấy Thương vui vẻ, lạc quan, anh chị em trong nhóm đều rất mừng. Chỉ mong em có thật nhiều sức khỏe, kiên cường vượt qua bệnh tật để tiếp tục 'cháy' hết mình với hành trình thiện nguyện", anh Trần Lương Thăng (sinh năm 1978), một người "đồng đội" của Thương trong công tác thiện nguyện, chia sẻ.

le-thi-tham-2-1696644946598592769530-152-0-752-960-crop-1696645081498516690110.jpgNghị lực phi thường của cô giáo không tay

GĐXH - Dù không có tay, nhưng cô giáo Lê Thị Thắm muốn tự mình viết lên cuộc đời đầy tươi sáng của mình, để “tàn nhưng không phế”.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022