Bộ Y tế cho biết cơ quan này đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô. Hiện nội dung này đang được quy định, thực hiện theo Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Về phạm vi và đối tượng áp dụng, so với Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, dự thảo Thông tư bổ sung tiêu chuẩn của người điều kiển xe máy chuyên dùng; bỏ quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe do đã quy định tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

Theo dự thảo, việc khám sức khỏe cho người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng các điều kiện tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

giay-kham-suc-khoe-17249053531061478074757.jpg

Theo Dự thảo Thông tư mới của Bộ Y tế, sắp tới mẫu giấy khám sức khỏe của lái xe có sự thay đổi. Ảnh minh họa: TL

Việc khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng đối với người lái xe ô tô chuyên nghiệp (người làm nghề lái xe ô tô) theo quy định của pháp luật về lao động.

Quy trình khám sức khỏe người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện theo Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế.

Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đặc biệt, so với Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, dự thảo lần này sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhất trong Chương II: Tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng (gồm 4 điều, tăng 1 điều so với Thông tư 24 hiện hành).

Điểm đáng chú ý trong Dự thảo là tại Khoản 2, Điều 4 "Khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng", Bộ Y tế đề xuất bỏ nội dung bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn và ma túy trong mẫu giấy khám sức khỏe.

Trong mẫu hiện hành, một trong 2 nội dung khám cận lâm sàng được quy định là các xét nghiệm bắt buộc gồm: Xét nghiệm ma túy (test Morphin/Heroin, test Amphetamin, test Methamphetamin, test Marijuana (cần sa) và xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Ngoài ra, mẫu giấy khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung thời hạn của giấy khám sức khỏe: có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng (quy định hiện hành là 6 tháng) kể từ ngày ký kết luận.

Dự thảo Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.

Việc góp ý cho Dự thảo Thông tư sẽ kết thúc vào ngày 22/10. Nếu được thông qua, dự kiến Thông tư này có hiệu lực kể từ năm 2025.

ai-xe-o-to-b2-o-ha-noi-kinh-nghiem-thuc-te-huong-dan-doi-bang-lai-xe-o-to-b2-o-ha-noi-kinh-nghiem-thuc-te-1-171066135662913-0-108-630-1116-crop-1710661362931361545212.jpgRất nhiều tài xế đang không nắm được quy định về giấy khám sức khỏe liên quan đến giấy phép lái xe

GĐXH - Theo quy định mới nhất hiện nay, mọi trường hợp đổi lại giấy phép lái xe ô tô các hạng đều phải có giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Đối với người dân đổi giấy phép lái xe máy sẽ không cần loại giấy tờ này.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022