Duong-Bich-Lien-1721464430.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Nm6tyzpl7H1ZLIhRDikF6w

Chân dung danh họa Dương Bích Liên do họa sĩ Lê Đức Tùng, giảng viên Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương thực hiện.

Tranh thuộc triển lãm Hà Nội trong mắt ai, diễn ra từ đầu tháng đến ngày 29/7 tại biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, kỷ niệm 70 năm ngày Tiếp quản Thủ đô (1954-2024). Sự kiện do ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam tổ chức, trưng bày 40 tranh của 17 họa sĩ, phần lớn là chân dung các danh nhân sinh ra, lớn lên hoặc thành danh tại thủ đô.

Chân dung danh họa Dương Bích Liên do họa sĩ Lê Đức Tùng, giảng viên Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương thực hiện.

Tranh thuộc triển lãm Hà Nội trong mắt ai, diễn ra từ đầu tháng đến ngày 29/7 tại biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, kỷ niệm 70 năm ngày Tiếp quản Thủ đô (1954-2024). Sự kiện do ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam tổ chức, trưng bày 40 tranh của 17 họa sĩ, phần lớn là chân dung các danh nhân sinh ra, lớn lên hoặc thành danh tại thủ đô.

Le-Pho-1721464918.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=krs6jgkrwyb3HzLyZc-NIg

Trong số tác phẩm của Lê Đức Tùng có chân dung nhóm ''tứ kiệt trời Âu'' của hội họa Việt. Tác giả vẽ họa sĩ Lê Phổ (1907-2001), người được xưng tụng là "danh họa Việt Nam trên đất Pháp".

Trong số tác phẩm của Lê Đức Tùng có chân dung nhóm ''tứ kiệt trời Âu'' của hội họa Việt. Tác giả vẽ họa sĩ Lê Phổ (1907-2001), người được xưng tụng là "danh họa Việt Nam trên đất Pháp".

Mai-Trung-Thu-1721464919.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Gp3Q8OEuZU2ImIBqouWcEQ

Danh họa Mai Trung Thứ (1906-1980), ghi dấu ấn với loạt tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới góc nhìn mang màu sắc Á Đông.

Danh họa Mai Trung Thứ (1906-1980), ghi dấu ấn với loạt tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới góc nhìn mang màu sắc Á Đông.

Le-Thi-Luu-1721464920.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ux07FBXGFDQ3sZYsIUqC9g

Bà Lê Thị Lựu (1911-1988), nữ họa sĩ đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhập học khi mới 16 tuổi. Chủ đề thường thấy trong tranh của bà là phụ nữ, trẻ em Việt Nam với khuôn mặt rạng rỡ, được khắc họa chân thực.

Bà Lê Thị Lựu (1911-1988), nữ họa sĩ đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhập học khi mới 16 tuổi. Chủ đề thường thấy trong tranh của bà là phụ nữ, trẻ em Việt Nam với khuôn mặt rạng rỡ, được khắc họa chân thực.

Vu-Cao-Dam-1721464921.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=m_jAITJ26Jsx2SxXCBMH9g

Danh họa Vũ Cao Đàm (1908-2000) có nhiều sáng tác tôn vinh vẻ đẹp tình mẫu tử.

Danh họa Vũ Cao Đàm (1908-2000) có nhiều sáng tác tôn vinh vẻ đẹp tình mẫu tử.

To-Ngoc-Van-1721464939.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NRheE1x0DNjT8DsPo_nR9Q

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954), là một trong bộ tứ danh họa Trí - Vân - Lân - Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Khóa họa sĩ kháng chiến (1950-1954). Năm 2013, bức Hai thiếu nữ và em bé của ông được công nhận là bảo vật quốc gia.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954), là một trong bộ tứ danh họa Trí - Vân - Lân - Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Khóa họa sĩ kháng chiến (1950-1954). Năm 2013, bức Hai thiếu nữ và em bé của ông được công nhận là bảo vật quốc gia.

Cao-Ba-Quat-1721472756.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tDHcDhaD6r7e-U2t7v-8EQ

Tác giả Nguyễn Cường vẽ nhà văn, nhà thơ Cao Bá Quát (1809-1855).

Tác giả Nguyễn Cường vẽ nhà văn, nhà thơ Cao Bá Quát (1809-1855).

Phu-Quang-1721465232.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Tawlqy0YTPKzQfjcsonUhA

Triển lãm Hà Nội trong mắt ai còn giới thiệu chân dung các văn nghệ sĩ đương đại, như Nguyễn Đình Thi, Phú Quang, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Dương Thụ, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Quang Thiều do họa sĩ Hải Kiên, giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vẽ.

Triển lãm Hà Nội trong mắt ai còn giới thiệu chân dung các văn nghệ sĩ đương đại, như Nguyễn Đình Thi, Phú Quang, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Dương Thụ, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Quang Thiều do họa sĩ Hải Kiên, giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vẽ.

Dao-dien-Tran-Van-Thuy-1721465233.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ecy33OyWGe0ZOH1Pl_Y3lQ

Đạo diễn Trần Văn Thủy. Ông sinh năm 1940, được mệnh danh "đạo diễn phim tài liệu số một của Việt Nam", từng đạo diễn hai dự án Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế gây xôn xao một thời.

Bên cạnh những văn nghệ sĩ, không gian trưng bày còn có hình ảnh của loạt doanh nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho đất nước như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô, Trương Gia Bình, Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Thảo.

Đạo diễn Trần Văn Thủy. Ông sinh năm 1940, được mệnh danh "đạo diễn phim tài liệu số một của Việt Nam", từng đạo diễn hai dự án Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế gây xôn xao một thời.

Bên cạnh những văn nghệ sĩ, không gian trưng bày còn có hình ảnh của loạt doanh nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho đất nước như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô, Trương Gia Bình, Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Thảo.

Phương Linh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022