233A8816-1724745859.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=u4RyjlCMpYCRKM7RL0o6vA

Ngày 26/8, Bảo tàng Lịch sử TP HCM ra mắt phòng trưng bày chuyên đề cố định mang tên Thương mại hàng hải - di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên Biển Đông với hơn 200 hiện vật. Nơi trưng bày được cải tạo, đổi mới nội dung, hình thức trên cơ sở phòng Gốm sứ một số nước châu Á trước đây.

Hoạt động nhằm kỷ niệm 95 năm ra đời Bảo tàng Blanchard de la Brosse - tiền thân của Bảo tàng Lịch sử TP HCM và 45 năm ngày thành lập Bảo tàng Lịch sử TP HCM.

Ngày 26/8, Bảo tàng Lịch sử TP HCM ra mắt phòng trưng bày chuyên đề cố định mang tên Thương mại hàng hải - di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên Biển Đông với hơn 200 hiện vật. Nơi trưng bày được cải tạo, đổi mới nội dung, hình thức trên cơ sở phòng Gốm sứ một số nước châu Á trước đây.

Hoạt động nhằm kỷ niệm 95 năm ra đời Bảo tàng Blanchard de la Brosse - tiền thân của Bảo tàng Lịch sử TP HCM và 45 năm ngày thành lập Bảo tàng Lịch sử TP HCM.

233A9162-1724745842.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TZbwbP3ekPmN6vbkLRloFA

Các hiện vật đều là gốm sứ từ bảy con tàu đắm ở Biển Đông, chủ yếu là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam những thế kỷ trước. Xưa nhất là các cổ vật đồ gốm Trung Quốc như dĩa, ấm, bình, ly, lư xông trầm niên đại thế kỷ 7-10 thời nhà Đường.

Cổ vật được ngư dân lặn biển tìm thấy tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 2019. Theo tài liệu của bảo tàng, những đồ gốm tương tự trước đây cũng được tìm thấy trên một con tàu chìm ngoài khơi đảo Belitung ở biển Java (Đông Nam Singapore) năm 1998.

Các hiện vật đều là gốm sứ từ bảy con tàu đắm ở Biển Đông, chủ yếu là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam những thế kỷ trước. Xưa nhất là các cổ vật đồ gốm Trung Quốc như dĩa, ấm, bình, ly, lư xông trầm niên đại thế kỷ 7-10 thời nhà Đường.

Cổ vật được ngư dân lặn biển tìm thấy tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 2019. Theo tài liệu của bảo tàng, những đồ gốm tương tự trước đây cũng được tìm thấy trên một con tàu chìm ngoài khơi đảo Belitung ở biển Java (Đông Nam Singapore) năm 1998.

233A9182-1724745839.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4DrbXCuQYblNV25KAXzujw

Hai chiếc đĩa bằng gốm men lục thời Đường được tìm thấy sau hàng trăm năm chìm dưới đáy biển.

Hai chiếc đĩa bằng gốm men lục thời Đường được tìm thấy sau hàng trăm năm chìm dưới đáy biển.

233A9088-1724745854.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=X9nzAw7uU7yU6U8I6xraOg

Gần 30 đồ gốm sứ gia dụng thuộc dòng gốm Chương Châu (tỉnh Quảng Đông) và Sán Đầu (tỉnh Phúc Kiến) của Trung Quốc, thế kỷ 17. Các loại gốm này có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật không cao, chủ yếu phục vụ đối tượng bình dân và xuất khẩu sang Đông Nam Á, Nhật Bản.

Các hiện vật được là của con tàu đắm nằm ở độ sâu 40 m, cách bờ biển tỉnh Bình Thuận 65 km. Quá trình trục vớt được thực hiện năm 2001-2002, tàu có chiều dài 23,4 m, rộng hơn 7 m.

Những nhà nghiên cứu tham gia quá trình trục vớt phỏng đoán chủ nhân của tàu có thể là một thương nhân Trung Quốc, bị mất tích khi đang trong hải trình trở lại Đông Nam Á.

Gần 30 đồ gốm sứ gia dụng thuộc dòng gốm Chương Châu (tỉnh Quảng Đông) và Sán Đầu (tỉnh Phúc Kiến) của Trung Quốc, thế kỷ 17. Các loại gốm này có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật không cao, chủ yếu phục vụ đối tượng bình dân và xuất khẩu sang Đông Nam Á, Nhật Bản.

Các hiện vật được là của con tàu đắm nằm ở độ sâu 40 m, cách bờ biển tỉnh Bình Thuận 65 km. Quá trình trục vớt được thực hiện năm 2001-2002, tàu có chiều dài 23,4 m, rộng hơn 7 m.

Những nhà nghiên cứu tham gia quá trình trục vớt phỏng đoán chủ nhân của tàu có thể là một thương nhân Trung Quốc, bị mất tích khi đang trong hải trình trở lại Đông Nam Á.

233A9131-1724745850.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yya5Pw8FOLKo08l0M1DvOw

Hiện vật gồm tượng, hũ, muỗng, đĩa, hộp của Trung Quốc, có niên đại thế kỷ 17, thời nhà Thanh.

Hiện vật được tìm thấy từ tàu đắm ở vùng biển Hòn Cau, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 1990. Xác con tàu dài hơn 32 m, rộng gần 9 m, chìm ở độ sâu 40 m và ngập dưới bùn cát một mét. Hơn 60.000 hiện vật được trục vớt, phần lớn là gốm sứ Trung Quốc được sản xuất tại lò Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây), Đức Hóa (tỉnh Phúc Kiến) và Sán Đầu.

Qua các đồng tiền và vàng thỏi trên tàu, các nhà khảo cổ xác định niên đại chính xác vào năm 1690, thời vua Khang Hy nhà Thanh. Đồ sứ trên tàu ngoài phong cách Trung Hoa còn có những sản phẩm đặt hàng mang phong cách châu Âu.

Hiện vật gồm tượng, hũ, muỗng, đĩa, hộp của Trung Quốc, có niên đại thế kỷ 17, thời nhà Thanh.

Hiện vật được tìm thấy từ tàu đắm ở vùng biển Hòn Cau, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 1990. Xác con tàu dài hơn 32 m, rộng gần 9 m, chìm ở độ sâu 40 m và ngập dưới bùn cát một mét. Hơn 60.000 hiện vật được trục vớt, phần lớn là gốm sứ Trung Quốc được sản xuất tại lò Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây), Đức Hóa (tỉnh Phúc Kiến) và Sán Đầu.

Qua các đồng tiền và vàng thỏi trên tàu, các nhà khảo cổ xác định niên đại chính xác vào năm 1690, thời vua Khang Hy nhà Thanh. Đồ sứ trên tàu ngoài phong cách Trung Hoa còn có những sản phẩm đặt hàng mang phong cách châu Âu.

233A9151-1724745847.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Hy-QUKq0d1MAti1UsheaJQ

Một chồng chén đĩa kết dính khi nằm sâu dưới đáy biển, có niên đại thời vua Ung Chính (trị vì 1722-1735), triều đại nhà Thanh.

Hiện vật được tìm thấy từ tàu chìm ở vùng biển Cà Mau, khai quật năm 1998-1999. Tàu không còn nguyên dạng nhưng qua vết tích để lại thì có độ dài khoảng 24 m, rộng 8 m, nằm ở độ sâu 35 m.

Con tàu mang gần 50.000 cổ vật, chủ yếu là đồ sứ men trắng vẽ lam, men nhiều màu có xuất xứ từ các lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn và Quảng Châu.

Một số đồ gốm sứ được đặt hàng theo phong cách của châu Âu như bình sữa, bình rượu có quai, đĩa vẽ hoa lá và phong cảnh của Hà Lan. Điều đó cho thấy hàng hóa trên tàu đắm được người châu Âu đặt hàng và đang trên đường vận chuyển. Đồ dùng tìm được của thủy thủ đoàn gồm đèn, chậu, hộp, khóa đồng, ấn triện, nghiên mực, bùa hộ mệnh, tiền đồng thời Thanh cho thấy đây là một con tàu có nguồn gốc Trung Quőc.

Một chồng chén đĩa kết dính khi nằm sâu dưới đáy biển, có niên đại thời vua Ung Chính (trị vì 1722-1735), triều đại nhà Thanh.

Hiện vật được tìm thấy từ tàu chìm ở vùng biển Cà Mau, khai quật năm 1998-1999. Tàu không còn nguyên dạng nhưng qua vết tích để lại thì có độ dài khoảng 24 m, rộng 8 m, nằm ở độ sâu 35 m.

Con tàu mang gần 50.000 cổ vật, chủ yếu là đồ sứ men trắng vẽ lam, men nhiều màu có xuất xứ từ các lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn và Quảng Châu.

Một số đồ gốm sứ được đặt hàng theo phong cách của châu Âu như bình sữa, bình rượu có quai, đĩa vẽ hoa lá và phong cảnh của Hà Lan. Điều đó cho thấy hàng hóa trên tàu đắm được người châu Âu đặt hàng và đang trên đường vận chuyển. Đồ dùng tìm được của thủy thủ đoàn gồm đèn, chậu, hộp, khóa đồng, ấn triện, nghiên mực, bùa hộ mệnh, tiền đồng thời Thanh cho thấy đây là một con tàu có nguồn gốc Trung Quőc.

233A9157-1724745845.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=N9dYhUcQ1lE3BxJgKcfXig

Những bộ tượng người và thú được trục vớt từ tàu đắm ở vùng biển Cà Mau.

Những bộ tượng người và thú được trục vớt từ tàu đắm ở vùng biển Cà Mau.

233A9189-1724747606.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1tl59XAnGx-mMvbEiWffbw

Các cổ vật là gốm Thái Lan thế kỷ 15, trục vớt từ tàu đắm vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang) dưới độ sâu khoảng 10 m. Tàu dài gần 30 m và rộng 7 m, chia nhiều khoang. Trên sàn tàu, đồ gốm lâu ngày dưới biển bị hàu bám thành từng khối lớn. Kết quả khai quật được hơn 16.000 cổ vật, phần lớn là gốm men ngọc và men nâu.

Các cổ vật là gốm Thái Lan thế kỷ 15, trục vớt từ tàu đắm vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang) dưới độ sâu khoảng 10 m. Tàu dài gần 30 m và rộng 7 m, chia nhiều khoang. Trên sàn tàu, đồ gốm lâu ngày dưới biển bị hàu bám thành từng khối lớn. Kết quả khai quật được hơn 16.000 cổ vật, phần lớn là gốm men ngọc và men nâu.

233A9075-1724745857.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kW9KBAF35f9K8_V41kJE0g

Chân đèn hình voi (trái) và tượng voi chiến của Thái Lan bị thay đổi hình dạng do dính mảnh vỏ sò, hàu ở dưới biển.

Chân đèn hình voi (trái) và tượng voi chiến của Thái Lan bị thay đổi hình dạng do dính mảnh vỏ sò, hàu ở dưới biển.

233A9086-1724745853.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=P45jpm36y2_e4SHiR3KMvA

Hai chiếc hũ có nắp của Thái Lan trục vớt từ tàu đắm ở Phú Quốc.

Đồ gốm Thái Lan trên tàu chủ yếu là đồ gia dụng cho giới bình dân như lọ nhỏ, hũ có hai quai, bát nhỏ, tô, đĩa. Những đồ gốm này thường có men ngọc màu xanh hay màu xám nhạt hoặc có men nâu da lươn, ngả đen, vàng hay trắng xám.

Hai chiếc hũ có nắp của Thái Lan trục vớt từ tàu đắm ở Phú Quốc.

Đồ gốm Thái Lan trên tàu chủ yếu là đồ gia dụng cho giới bình dân như lọ nhỏ, hũ có hai quai, bát nhỏ, tô, đĩa. Những đồ gốm này thường có men ngọc màu xanh hay màu xám nhạt hoặc có men nâu da lươn, ngả đen, vàng hay trắng xám.

233A9204-1724745838.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=t8ZdZTiWDawDyBiaV7tp8A

Các hiện vật thu được từ tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) khai quật năm 1997-2000. Tàu chìm ở độ sâu 70 m, dài 29 m, rộng 7 m chia thành 19 khoang.

240.00 hiện vật trục vớt từ tàu chủ yếu là dòng gốm gia dụng và một vài loại sử dụng cho tín ngưỡng, tôn giáo. Nhiều nhất là gốm sản xuất tại Chu Đậu (Hải Dương) và Thăng Long (Hà Nội) nửa cuối thế kỷ 15. Ngoài ra còn một số ít đồ gốm của Trung Quốc, Thái Lan.

Các hiện vật thu được từ tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) khai quật năm 1997-2000. Tàu chìm ở độ sâu 70 m, dài 29 m, rộng 7 m chia thành 19 khoang.

240.00 hiện vật trục vớt từ tàu chủ yếu là dòng gốm gia dụng và một vài loại sử dụng cho tín ngưỡng, tôn giáo. Nhiều nhất là gốm sản xuất tại Chu Đậu (Hải Dương) và Thăng Long (Hà Nội) nửa cuối thế kỷ 15. Ngoài ra còn một số ít đồ gốm của Trung Quốc, Thái Lan.

233A9207-1724745835.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gRF5PBgCRF_bIaJMva-Uiw

Những chiếc dĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu tìm thấy tại tàu đắm ở Cù lao Chàm, vẫn còn nguyên vẹn đường nét, hoa văn.

Hiện vật phản ánh rõ nét sự phát triển của các loại đồ gốm xuất khẩu với men màu, kiểu dáng, hoa văn phong phú, thể hiện nét truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam.

Những chiếc dĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu tìm thấy tại tàu đắm ở Cù lao Chàm, vẫn còn nguyên vẹn đường nét, hoa văn.

Hiện vật phản ánh rõ nét sự phát triển của các loại đồ gốm xuất khẩu với men màu, kiểu dáng, hoa văn phong phú, thể hiện nét truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam.

233A9221-1724745833.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GUKU5EO6YsaAZpn6YwJhSw

Cổ vật thuộc dòng gốm Champa thế kỷ 13, tìm thấy ở vùng Biển Đông thuộc Philippines.

Nổi bật là chiếc hũ gốm Gò Cây Me (giữa), là hiện vật do bà Allison Diệm tặng bảo tàng năm 2004. Hũ bằng gốm men nâu, cao 21 cm, có dạng hình trụ tròn, vành miệng hơi loe, đắp nổi 4 quai, thân phình và đắp nổi các hoa văn hình hoa cúc. Gò Cây Me (Bình Định) là một trong các lò gốm cổ của người Chăm được khai quật.

Cổ vật thuộc dòng gốm Champa thế kỷ 13, tìm thấy ở vùng Biển Đông thuộc Philippines.

Nổi bật là chiếc hũ gốm Gò Cây Me (giữa), là hiện vật do bà Allison Diệm tặng bảo tàng năm 2004. Hũ bằng gốm men nâu, cao 21 cm, có dạng hình trụ tròn, vành miệng hơi loe, đắp nổi 4 quai, thân phình và đắp nổi các hoa văn hình hoa cúc. Gò Cây Me (Bình Định) là một trong các lò gốm cổ của người Chăm được khai quật.

Quỳnh Trần

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022