mvm.jpgBức ảnh cho thấy các nhân viên Mật vụ Mỹ đang cười được xác định là ảnh chỉnh sửa

Một bức ảnh khác cũng được lan truyền trên mạng xã hội X kèm chú thích: “Trump đang cười” khi sống sót sau vụ ám sát.

Theo Reuters, cả hai bức ảnh này đều bị chỉnh sửa.

Bức ảnh gốc do phóng viên ảnh Evan Vucci của AP chụp cho thấy ông Trump khi đó không cười. Ông nhìn lên với khuôn mặt nghiêm trọng, khi các nhân viên an ninh đang che chở cho ông.

Vucci cũng chụp bức ảnh nhóm nhân viên an ninh vây quanh ông Trump. Ảnh gốc cho thấy không ai trong số họ cười.

Những bức ảnh của Reuters chụp khoảnh khắc đó cũng không cho thấy ông Trump hay đội mật vụ cười sau khi xảy ra vụ nổ súng.

mvm1.jpgBức ảnh do phóng viên Reuters chụp cho thấy nhóm nhân viên Mật vụ Mỹ không cười sau khi ông Trump bị bắn

Ngay sau khi xảy ra vụ ám sát hụt mà nghi phạm được xác định là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, gây ra, nhiều thuyết âm mưu lan truyền trên các trang mạng xã hội ở Mỹ và khắp thế giới.

Khi động cơ của nghi phạm chưa được xác định, các thuyết âm mưu tiếp tục được lan truyền.

Ngay sau vụ việc, từ khóa “dàn dựng” lập tức trở thành chủ đề xu hướng nhiều thứ hai trên mạng xã hội X, với hơn 2,28 triệu bài đăng sử dụng từ khóa này.

Ngày 15/7, ông Dmitri Mehlhorn, cố vấn của một nhà tài trợ lớn của đảng Dân chủ lên tiếng xin lỗi vì gợi ý khả năng vụ bắn ông Trump bị dàn dựng.

Trong bối cảnh các thuyết âm mưu nở rộ, lãnh đạo của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, trong đó có ông Trump và Tổng thống Joe Biden, kêu gọi cả nước đoàn kết và bình tĩnh.

Trang Semafor đưa tin, trong email gửi đến một số nhà báo và người ủng hộ, ông Mehlhorn trước đó nói rằng có khả năng “vụ bắn súng này được khuyến khích và có thể được dàn dựng để ông Trump có các bức ảnh và hưởng lợi từ phản ứng của dư luận”.

trump-1.jpg?width=150Yolo
Con trai út cao 2,01m của Donald Trump: Tham gia chính trường nhưng ngoại hình đẹp như tài tử

Theo Tiền Phong 

Tin 24H

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022