Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một công trình kiến trúc "hoành tráng" ở Jerusalem (Israel ) được nhắc đến trong hai cuốn sách Kinh thánh.

Họ đã phát hiện ra tàn tích của một con hào cổ được xây dựng cách đây hơn 3.000 năm ở Thành phố của David - nơi được coi là một trong những thành phố lâu đời nhất trong lịch sử và được cho là nơi sinh của Chúa Jesus.

Thành phố của David, từng được gọi là Bethlehem, được coi là một trong những thành phố lâu đời nhất trong lịch sử và được cho là nơi sinh của Chúa Jesus

Trong 150 năm, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực chứng minh thành phố bị chia làm hai - như được mô tả trong Kinh thánh - và giờ đây họ đã phát hiện ra con hào ngăn cách khu dân cư phía nam với thành phố thượng lưu ở phía bắc.

Con hào sâu khoảng 9,1m và rộng hơn 30m với những vách đá vuông góc ở mỗi bên khiến người ta không thể vượt qua được.

Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện đã được xác nhận rằng con hào được tạo ra trong Thời đại đồ sắt - cùng thời kỳ khi cuốn Book of Kings and the Book of Samuel được viết để mô tả Thành phố của David bị chia thành Ophel và Millo.

bible2-172169818527554541373.jpg

Con hào sâu khoảng 9,1m và rộng hơn 30m với những vách đá vuông góc ở mỗi bên khiến người ta không thể vượt qua được

Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Cổ vật Israel (IAA) cho biết: "Đây là một khám phá ấn tượng mở ra một cuộc thảo luận mới về các thuật ngữ trong tài liệu Kinh thánh đề cập đến địa hình của Jerusalem, chẳng hạn như Ophel và Millo".

Ophel và Millo là những thuật ngữ được sử dụng trong kinh thánh để mô tả các khu vực khác nhau của Thành phố của David.

Thành phố cổ này là nơi hình thành của Jerusalem và được Vua David xây dựng để thống nhất Israel.

Vị trí này được xây dựng trên đỉnh một sườn núi hẹp, dốc nhìn ra những ngọn đồi và thung lũng chia cắt đất đai và gây khó khăn cho việc di chuyển từ vùng này sang vùng khác.

bible3-17216981849162044004956.jpg

Cấu trúc này được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1960 bởi nhà khảo cổ học người Anh Kathleen Kenyon

Tiến sĩ Yiftah Shalev, trưởng nhóm khai quật, cho biết: "Không biết con hào ban đầu được cắt khi nào, nhưng bằng chứng cho thấy nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ khi Jerusalem là thủ đô của Vương quốc Judah, gần 3.000 năm trước, bắt đầu từ thời Vua Josiah".

Tiến sĩ Yiftah Shalev cho biết thêm: "Trong những năm đó, con hào đã ngăn cách khu dân cư phía nam của thành phố với Acropolis cai trị ở phía bắc; thành phố phía trên nơi có cung điện và ngôi đền".

IAA xác nhận rằng các kế hoạch xây dựng như thế này thường có từ thời kỳ đồ đồng giữa - khoảng 3.800 năm trước.

Theo các nhà nghiên cứu, con hào được thiết kế để thay đổi địa hình Thành phố của David nhằm thể hiện quyền lực của người cai trị Jerusalem đối với những người khác bước vào cổng thành và nhấn mạnh sức mạnh cũng như khả năng bảo vệ bức tường của họ vào thời điểm đó.

Cấu trúc này được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1960 bởi nhà khảo cổ học người Anh Kathleen Kenyon, người nhận thấy con hào nằm hơi về phía đông của Bãi đậu xe Givati ngày nay.

Kenyon cho rằng hệ tầng này chỉ là một thung lũng tự nhiên, tuy nhiên, phát hiện của cô hóa ra lại là sự tiếp nối của con hào khi nó uốn cong về phía tây.

bible4-17216981839672081583215.jpg

Các nhà khảo cổ xác nhận rằng các kế hoạch xây dựng như thế này thường có từ thời kỳ đồ đồng giữa - khoảng 3.800 năm trước

Eli Escusido, Giám đốc IAA cho biết: "Một lần nữa, những khám phá đang được tiết lộ đã làm sáng tỏ những điều mới mẻ và sống động về văn học Kinh thánh.

Khi bạn đứng dưới đáy của cuộc khai quật khổng lồ này, được bao quanh bởi những bức tường đẽo khổng lồ, bạn không thể không ngạc nhiên và cảm kích đối với những người cổ đại, khoảng 3.800 năm trước, theo đúng nghĩa đen - đã di chuyển núi và đồi như thế nào".

"Hành trình trở lại" của áo ngũ thân 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022