Trong mắt nhiều người, nhặt rác là một công việc vất vả, thường chỉ người nghèo khổ mới làm. Họ tin rằng, rất hiếm có người nào trở nên giàu có nhờ nhặt rác. Tuy nhiên, có một người đã đổi đời nhờ công việc này.
Được biết người này là một ông lão ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Ông nhặt rác suốt 3 năm và kiếm được 2,7 triệu tệ (9,2 tỷ đồng) chỉ nhờ vào những thứ người ta vứt đi.
Ông lão này cũng như hầu hết những người lớn tuổi khác, không thể tìm được một công việc tử tế. Vì thế, hằng ngày ông chỉ có thể nhặt rác, kiếm vài đồng cơm cháo qua ngày. Công việc này tuy vất vả nhưng nếu chăm chỉ, mỗi ngày sẽ có được một khoản thu nhập nhất định. Chính vì thế, tại Trung Quốc có rất nhiều người cao tuổi theo nghề nhặt rác.
Tuy nhiên, ông phát hiện ra có một cơ hội làm giàu trong những đống rác này. Ông biết được rằng, lon nước ngọt làm bằng kim loại nhưng không biết chính xác đó là vật liệu gì. Ông đã nấu chảy những cái lon này và thu về những miếng kim loại nhỏ.
Ông nhìn thứ mình làm ra và thấy nó không khác gì miếng nhôm thông thường. Vì chỉ học tới trung học nên kiến thức về các loại vật liệu với ông rất mờ nhạt. Dẫu vậy, ông vẫn muốn biết chính xác thứ gì tạo ra những lon nước ngọt.
Ông nhờ một người có hiểu biết tìm hiểu đó là thứ gì và cho họ 50 tệ (170 nghìn đồng). Sau một thời gian chờ đợi, ông cũng biết được khối kim loại này là hợp kim nhôm – magiê.
Trên thị trường, hợp kim nhôm-magiê có thể được bán với giá 18.000 tệ (615 triệu đồng) một tấn. Thế nhưng, 1 tấn lon chỉ có thể được bán với giá 5.000 tệ (17 triệu đồng). Có thể thấy khoảng cách giữa 2 loại này chênh lệch lớn đến như thế nào.
Ông lão nhận thấ cơ hội làm ăn đã xuất hiện, ông chuyển sang chuyên đi nhặt những lon nước ngọt. Thấy khả năng mình nhặt được quá ít nên ông đi thu mua lon của những người khác.
Để mua được đủ số lon, ông mua với giá cao hơn giá thị trường nên những người khác cũng vui vẻ bán lại cho ông. Đỉnh điểm, có ngày ông nhận được gần 130.000 lon.
Tính ra thu nhập một ngày của ông lão cao hơn nhiều so với việc nhặt rác thông thường. Vì vậy, ông bỏ nghề nhặt rác, chuyển sang luyện kim loại và xây dựng một nhà máy với gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để tinh luyện các lon nhôm.
Những thỏi nhôm được làm ra có giá trị cao hơn so với những lon nhôm khi bán ra thị trường. Do đó, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm sau khi hoàn thành nhà máy, đã có khoảng 300 tấn nhôm được làm ra. Giá lúc đó là 2,7 triệu tệ.
Từ một người nhặt rác vô danh chỉ mơ ước đủ tiền sống qua ngày, bây giờ ông có trong tay một số tiền lớn, tạo công việc cho nhiều người. Ông đã có một sự thay đổi ngoạn mục về cuộc sống của mình chỉ trong thời gian ngắn.
Hầu hết những người nhặt rác thông thường chỉ đi gom phế liệu và bán, họ hầu như không quan tâm nhiều tới giá trị của kim loại. Trong khi đó, ông lão này là người giỏi quan sát, biết suy nghĩ, biết nắm bắt cơ hội đúng lúc và kinh doanh nhạy bén, điều đó đã tạo nên sự thành công.
So với những người già nhặt rác khác, ông lão này không chỉ giải quyết được vấn đề cơm ăn áo mặc mà còn kiếm được tiền tỷ mỗi năm, mức sống cũng được cải thiện rất nhiều. Do đó, nếu bạn tò mò về bất cứ điều gì và sẵn sàng suy nghĩ về nó, đó có thể là cơ hội kinh doanh phát tài.
Theo Arttimes