Trường tiểu học SIS là cơ sở giáo dục được thiết kế nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện của trẻ nhỏ với quan niệm “Môi trường tự nhiên là không gian lý tưởng giúp nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của trẻ em trong những năm tháng trưởng thành”.
Nhà trường tìm cách đưa trẻ nhỏ vào môi trường kích thích sự sáng tạo, xây dựng các mối quan hệ và cách tương tác với môi trường bên ngoài.
Thông tin công trình:
- Đơn vị thiết kế : Urbanscape Architects
- Chủ đầu tư: The Balaji Group
- Tên công trình: Trường quốc tế Singapore
- Thiết kế nội thất: PAL Design
- Địa điểm xây dựng: Gurugram
- Nhóm thiết kế: Dinesh Panwar, Dheeraj Jha
- Diện tích xây dựng: 875 m2
- Năm hoàn thành: 2018
- Nhiếp ảnh gia: Survan/Dang
Điều quan trọng hàng đầu khi xét đến trải nghiệm của người sử dụng (trong trường hợp này là trẻ em), đó là phải lấy người sử dụng là trung tâm khi phát triển ý tưởng thiết kế. Hình khối của công trình phản ánh các góc độ của môi trường tự nhiên. Các không gian của trường tiểu học SIS được tạo hình có tính linh hoạt và uyển chuyển, từ đó kích thích trẻ nhỏ học tập và vui chơi trong một môi trường giáo dục chan hòa với thiên nhiên.
Không gian không giới hạn được hình thành để người sử dụng có thể di chuyển linh hoạt giữa các phần khác nhau của tòa nhà, trong khi ánh sáng, màu sắc và hoa văn được sử dụng như những công cụ giảng dạy, mở rộng không gian lớp học vào môi trường tự nhiên. Hình khối kiến trúc tạo nên sự tác động lẫn nhau của ánh sáng, bóng tối và độ xốp, cho phép không gian bên ngoài “chảy” vào không gian bên trong. Ban công được thiết kế vươn rộng tại các khu vực dành cho trẻ nhằm tối ưu hóa tầm quan sát ra môi trường bên ngoài của trẻ em. Trong khối tích của công trình, các khoảng mở và sân trong đã tạo nên sự chuyển tiếp linh hoạt cho không gian nội – ngoại thất của trường tiểu học SIS.
Để tối ưu hóa các giải pháp kiến trúc khí hậu, mặt tiền phía Nam của trường tiểu học SIS được đóng hoàn toàn trong khi mặt tiền phía Tây được thiết kế với tất cả các chức năng dịch vụ và hệ các cửa chắn gió. Một công trình với bê tông và kính đã thể hiện một cách chân thực nhất vẻ thô mộc của vật liệu.
Nhà hát ngoài trời có hướng về phía Đông tạo điều kiện thuật lợi cho quá trình làm mát và bay hơi. Một giếng trời ở trung tâm công trình đã tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên như ánh sáng, thông gió và tầm nhìn. Với ý tưởng tạo ra nhiều hoạt động tương tác trong môi trường giáo dục, khoảng thông tầng với kết cấu vượt nhiều tầng đã tạo nên sự thú vị cho không gian và thể hiện những đặc điểm kiến trúc độc đáo.
Bảng màu cơ bản được dùng cho không gian nội thất đều lấy cảm hứng từ việc lấy người dùng làm trung tâm. Được thiết kế cho nhóm đối tượng đang phát triển khả năng nhận thức, không bị gò bó bởi các khuôn mẫu sẵn có, các không gian được điểm những tông màu nhẹ nhàng, tự nhiên với các bậc thang xanh xen kẽ, chạy dọc mặt tiền với ngụ ý tạo ra một cá thể hữu cơ làm mềm đi các cạnh của kết cấu. Kết cấu không gian linh hoạt cũng được thể hiện trong không gian nội thất, sự sắp đặt không gian bên trong đã tạo nên môi trường lý tưởng cho nhu cầu vận động của trẻ.
Ý tưởng thiết kế tổng thể được lặp lại theo không gian lấy trẻ làm trung tâm, cuối cùng tạo ra môi trường mà trẻ có thể khám phá và trở thành không gian riêng của chúng. Trong quá trình thiết kế từ giai đoạn ý tưởng cho đến khi hoàn thành, các KTS đã tạo nên một ngôi trường mang một bầu không khí hấp dẫn và náo động.
Biên dịch | Ngọc Ánh (Nguồn: Thearchitectsdiary)
XEM THÊM:
- AFA Design – Trường học Organic
- Trường học rừng cây với đường đua xe đạp vô cực tại Pune, Ấn Độ
- Trường học thiết kế cong độc đáo bao quanh bởi rừng cây / MU Architecture & Archicop