Studio Weave đã xây dựng nhà kính Hothouse hình vòm tham gia Lễ hội Thiết kế London, nơi chứa đầy các loại cây mà họ dự đoán sẽ sớm có thể trồng ngoài trời ở nước Anh do biến đổi khí hậu.

Thông tin công trình:

  • Kiến trúc sư: Studio Weave
  • Hỗ trợ: Lendlease, IQL và London Continental Railways
  • Kỹ thuật: Arup
  • Thiết kế làm vườn: Tom Massey
  • Chăm sóc cây cảnh: Hortus Loci
  • Nhà chế tạo: Cake Industries
  • Ảnh: Ed Reeve
1-3-1.jpg

Được đặt tên là Hothouse (Tạm dịch: Nhà nhiệt), nhà kính này được tạo ra để thu hút sự chú ý về vấn đề nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu, vì điều này, nhiều loại trái cây nhiệt đới sẽ được trồng ngoài trời ở London trong 30 năm tới.

3-4-1.jpgStudio Weave đã thiết kế Hothouse trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế London

Je Ahn – Giám đốc Studio Weave nói với Dezeen.“Chúng tôi muốn đề cập một chút về việc London đang trở nên ấm hơn như thế nào. Ý tưởng sẽ là trưng bày các loại cây mà chúng ta sẽ có thể dễ dàng trồng trong vườn của mình vào năm 2050. Nó không có nghĩa là sự u ám hay diệt vong, nhà kính nhằm nhắc nhở mọi người về mối quan hệ giữa chúng ta với thiên nhiên – chúng tôi muốn mọi người gắn bó với kiến trúc và thực vật.

2-3-1.jpgCấu trúc giống như nhà kính chứa các loài thực vật nhiệt đới

Cấu trúc giống như nhà kính nằm ở Redman Place gần Công viên Olympic Nữ hoàng Elizabeth tại Stratford được xây dựng như một phần của Lễ hội Thiết kế London năm 2020 – một trong số ít các sự kiện thiết kế lớn sẽ diễn ra trong năm sau khi nhiều sự kiện bị hủy bỏ do đại dịch Corona.

Dự án này gợi nhớ đến với lịch sử trước đây của địa phương – nơi chuyên trồng cây ăn quả. Cây cối được thiết kế bởi KTS cảnh quan Tom Massey và bao gồm nhiều loại cây nhiệt đới như ổi, bơ, lựu, xoài, mía và dứa.

4-5-1.jpgTất cả các loại cây sẽ có thể phát triển ngoài trời ở Anh vào năm 2050

Ahn chia sẻ: “Tôi sống ở Homerton, cạnh Stratford và biết rằng Thung lũng Lea có mật độ nhà kính lớn nhất thế giới vào những năm 1930. Khu vực này cung cấp một lượng lớn các loại trái cây kỳ lạ, như nho và dưa chuột – đó là suy nghĩ của tôi.

5-4-1.jpgCông trình được làm từ vòm thép mạ kẽm

Cấu trúc cao bảy mét làm từ một loạt các vòm thép mạ kẽm được hỗ trợ bởi các dây cáp căng.

Ahn giải thích: “Chúng tôi muốn tạo ra một thứ gì đó có cảm giác hữu cơ giống như đang mọc lên khỏi mặt đất. Công trình có hình dạng tối ưu để đạt được điều kiện khí hậu mà chúng tôi mong muốn; cao ở giữa với các lối vào ở hai bên cho phép hút không khí nóng lên phía trên, có thể thoát ra nếu trời quá nóng.

6-5-1.jpgHothouse sẽ được chiếu sáng vào ban đêm

Vì công trình Hothouse được thiết kế trong đại dịch Corona, cơ sở kiến trúc có trụ sở tại London nhận thức được rằng hầu hết mọi người sẽ không thể vào bên trong tham quan, vì vậy nó cần phải thu hút sự chú ý từ bên ngoài.

Để đảm bảo điều này, Studio Weave đã bao bọc nhà kính bằng nhựa tái chế được cắt CNC trong suốt để làm cho cây càng dễ được trông thấy càng tốt. Vào ban đêm, nhà kính được thắp sáng để thu hút sự chú ý.

7-4-1.jpgÁnh sáng thu hút sự chú ý đến việc trồng cây

Ahn giải thích: “Chúng tôi biết rằng sẽ không có quá nhiều người có thể vào bên trong, vì vậy chúng tôi đảm bảo rằng mọi người có thể tương tác với thực vật từ bên ngoài. Chúng tôi làm lớp phủ từ vật liệu rõ ràng nhất mà chúng tôi có thể tìm thấy – đó là một phiên bản lớn của Terrarium Edwardian.”

8-1-1.jpgCông trình sẽ ở Stratford trong một năm

Hothouse được xây dựng không có nền móng cố định và được thiết kế để có thể tháo dỡ được. Công trình sẽ vẫn ở Stratford trong năm tới trước khi bị tháo dỡ và chuyển đến một vị trí vĩnh viễn chưa được xác định.

Studio Weave đã xây dựng nhiều công trình trên khắp London. Gần đây, Studio đã xây dựng một “ngôi nhà bậc thang điển hình” để mở tầm nhìn ra khu vực xây dựng của một khu thiết kế mới tại Greenwich và một công trình bể chứa nước đầy màu sắc bên dòng sông Thames cạnh đại sứ quán Hoa Kỳ.

Biên dịch | Hương Lan (Nguồn: Dezeen)

XEM THÊM:

  • Cycling Through The Trees – Đạp xe qua rặng cây: Thiết kế nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Terraplanter – trồng cây cảnh không cần đất
  • Bảo tồn không gian lịch sử hay là bảo tồn cây xanh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022