Thiết kế lọt vào vòng chung kết ở hạng mục “Innovation for the Sea” trong cuộc thi Kiến trúc và Nghệ thuật của Fondation Jacques Rougerie đã gọi tên tác phẩm lều tuyết của Sajjad Navidi – sáng kiến giúp những chú chim cánh cụt sống sót qua thảm họa băng tan.
Con người là tác nhân chính gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu. Những hoạt động bao gồm việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã giải phóng lượng lớn chất ô nhiễm không khí có hại như carbon dioxide vào bầu khí quyển, góp phần làm nóng lên toàn cầu. Do sự gia tăng phát thải khí nhà kính từ hoạt động của con người, nhiệt độ nước biển ngày càng tăng và chỏm băng ở hai cực đang tan chảy, đe dọa sự sống của những sinh vật hai đầu bán cầu.
Cánh cụt Hoàng đế là một trong số những “nạn nhân” của tình trạng nóng lên toàn cầu này. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2019, nếu biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn theo tốc độ như hiện tại thì 80% đàn chim cánh cụt Hoàng đế sẽ bị xóa sổ vào năm 2100. Loại vật đặc hữu của khu vực Nam Cực vẫn sẽ gặp phải nguy hiểm, ngay cả khi những can thiệp hạn chế sự nóng lên 1,5 độ thì 19% số lượng loài sẽ biến mất cuối thế kỷ này.
Mối đe dọa lớn nhất đối với chim cánh cụt Hoàng đế là bị mất đi lớp băng biển mà chúng dựa vào làm môi trường sống, giống như chim biết hót cần cây cối, bởi chúng thường hình thành bầy đàn vào tháng 5, bắt đầu đẻ trứng vào tháng 6.
Biến đổi khí hậu kéo dài trong mùa hè sẽ phá vỡ chu kỳ đóng băng của Nam Cực, khiến những đàn chim này ngày càng ít có thời gian để sinh sản và ấp trứng. Chính vì vậy, thiết kế lều tuyết của KTS Sajjad Nividi sẽ mang đến nơi trú ẩn, giúp chim cánh cụt có thêm thời gian để đẻ trứng và tụ tập với nhau để sưởi ấm. Navidi cũng hy vọng việc tạo nên những ngôi nhà mái vòm hình tròn này sẽ cho phép những chú chim cánh cụt Hoàng đế này thực hiện tập quán tập trung tự nhiên thành hình xoắn ốc trong hầm trú ẩn.
Thiết kế của Navidi bao gồm hai phần: một lều tuyết làm ấm trên băng và một hệ thống làm mát dưới nước. Dựa vào hành vi điều chỉnh nhiệt như tập tính của chim cánh cụt, thiết kế sẽ được đặt trên đỉnh của tảng băng đang tan chảy và một hệ thống làm mát, tạo ra lực từ con lắc đung đưa được gắn bên dưới nắp băng để tăng cường bề mặt đóng băng của chỏm băng.
Bằng cách làm đóng băng nước ở những khu vực đang tan chảy, nhà thiết kế người Iran hy vọng rằng đề xuất của mình sẽ giúp quản lý tình trạng băng tan ở hai cực. Thiết kế này có khả năng tách rời hai nửa trên và dưới, do vậy có thể di chuyển thiết bị này đến những khu vực cần hỗ trợ nhiều hơn.
Mặc dù dự án vẫn đang trong giai đoạn hình thành ý tưởng nhưng chúng cho thấy sự giao thoa tích cực giữa bảo tồn và xây dựng con người, đồng thời truyền cảm hứng rằng kiến trúc và thiết kế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu trong tương lai.
Xem thêm hình ảnh tại đây:
Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: yankodesign)
XEM THÊM:
- Lớp học năng động khuyến khích trẻ vận động | Studio Lancerlot
- Đối mặt khủng hoảng khí hậu với 5 công trình kiến trúc sáng tạo
- Nghệ thuật và kiến trúc: 6 công trình nghệ thuật tiêu biểu ứng phó với khủng hoảng khí hậu