Nuôi con "kiểu giàu"

Các gia đình hiện đại ngày càng có ít con khiến nhiều ông bố bà mẹ dồn hết tình yêu thương và điều kiện vật chất tốt nhất cho con cái. Thậm chí, phụ huynh không ngại nhịn ăn nhịn mặc chỉ để con mình không thua kém bất kì ai, phải bằng bạn bằng bè.

nuoi-con2-17210347996661825347350.jpg

Cha mẹ cho đi bất chấp tình hình tài chính gia đình có thể là sự "đầu độc" đối với trẻ. Ảnh minh họa

Ở Trung Quốc, từng có một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, khiến nhiều cha mẹ xôn xao bàn luận. Cụ thể, Giai Giai là cô gái đến từ một huyện nhỏ của Trung Quốc. Cô là con gái duy nhất của một cặp vợ chồng đều là công nhân nhà máy địa phương. Sau kỳ tuyển sinh, Giai Giai được nhận vào một trường đại học ở Thượng Hải, chuyên ngành tài chính. Bố mẹ cô cảm thấy con gái mình thực sự xuất sắc, không tiếc tiền đầu tư cho con học hành.

Trước khi gửi con gái đến Thượng Hải, mẹ của Giai Giai đã rút số tiền gửi tiết kiệm mà bà không dám sử dụng trong nhiều năm để mua sắm vài thứ cho con gái. Quần áo xuân hạ thu đông đều là hàng hiệu, vali kéo giá ngàn đô, máy tính, điện thoại di động được trang bị toàn đồ sang xịn.

Dưới sự cưng chiều của cha mẹ, Giai Giai sống như một công chúa trong suốt 4 năm đại học. Phần lớn tiền lương của cha mẹ đều được gửi vào thẻ của cô, bạn bè thân thiết Giai Giai cũng đều là con nhà giàu.

Sắp tốt nghiệp, Giai Giai đang phải đối mặt với vấn đề đầu tiên - tìm việc làm.

Trong số bốn người ở cùng ký túc xá, có hai người xuất thân từ gia đình nghèo khó và thường sống tằn tiện. Tuy nhiên, họ đã làm việc chăm chỉ từ năm thứ nhất và sau tốt nghiệp thì đến Thượng Hải, Bắc Kinh để học bậc Thạc sĩ, có thể nói rằng họ có một tương lai tươi sáng.

Bạn cùng phòng tốt nhất của Giai Giai - Lãng Lãng là một cô gái giàu có. Cha cô nhờ người tìm cho con một công việc trong ngân hàng. Tiền lương là gì Lãng Lãng không quan tâm, dù sao tiền tiêu vặt của cô còn cao hơn, vấn đề chỉ là cô không muốn ở nhà suốt ngày.

Giai Giai cũng tìm được việc làm trong một ngân hàng nhỏ, nhưng đã xin nghỉ việc ngay trong tháng đầu tiên. Bởi vì công việc yêu cầu cô phải mời được một lượng khách lớn gửi tiền ở ngân hàng của mình mỗi tháng, nếu không hoàn thành chỉ tiêu thì sẽ chỉ có mức lương cơ bản là vài trăm nhân dân tệ. Mức lương như vậy so với cuộc sống Thượng Hải, đơn giản là không thể trang trải.

Trên thực tế, tiền lương ở các thành phố lớn khá cao, có nhiều cơ hội việc làm cho nhân viên phục vụ, gia sư... nhưng Giai Giai không muốn làm những công việc mà mọi người coi thường. Cô vẫn dựa vào cha mẹ mình.

Vài năm sau, Giai Giai trở về quê khi cha mẹ không còn chu cấp được. Cô cảm thấy xấu hổ và không muốn ra ngoài, vì vậy cứ trốn ở nhà và trở thành một "đứa trẻ khổng lồ". Cô con gái đáng tự hào trong mắt cha mẹ, không ngờ có một kết quả như vậy.

Khiếm khuyết của những đứa trẻ "giàu có giả tạo"

Một cư dân mạng từng đặt ra câu hỏi: "Bạn có nghĩ rằng trẻ em nên được nuôi dạy thật giàu có đủ đầy hay không?". Một chuyên gia sau đó trả lời: "Trước khi lựa chọn phương pháp nuôi dạy thì bạn cần tìm hiểu thế nào là 'giàu có'".

Giàu không có nghĩa là cho con bao nhiêu cũng được, để con có cảm giác tiêu không hết, mà con phải là người giàu tri thức, không thiếu tinh thần vượt khó, luôn được tắm trong tình yêu thương.

Cha mẹ cho đi bất chấp tình hình tài chính gia đình có thể là sự "đầu độc" đối với trẻ. Nó cho phép trẻ yên tâm tận hưởng tất cả những gì của cha mẹ mà không học được cách biết ơn và hài lòng, cũng không biết cảm thông với sự khó khăn của cha mẹ.

Đồng thời, sự chiều chuộng vô lối còn có thể sinh ra những thói xấu phù phiếm, lười biếng, ích kỷ và thiếu hiểu biết. Nhiều người ở độ tuổi trưởng thành nhưng khi chìa tay ra xin tiền bố mẹ cũng không bao giờ đỏ mặt, bởi nghĩ đó là điều cha mẹ phải làm.

nuoi-con1-17210347996582011677288.jpg

Sự chiều chuộng vô lối còn có thể sinh ra những thói xấu phù phiếm, lười biếng, ích kỷ và thiếu hiểu biết. Ảnh minh họa

Chẳng hạn như một vụ việc xảy ra ở Giang Tô, Trung Quốc. Một thanh niên 26 tuổi xin tiền cha già không được thì nằm vật ra giường, dọa uống thuốc độc tự tử. Người cha sau đó phải báo cảnh sát đến thuyết phục. Thế nhưng người con không hiểu ra còn liên tục chửi thề khiến cảnh sát phải quát: "Anh đã 26 tuổi, không phải 6 tuổi!".

Không có gì sai khi đùm bọc, cho con sống sung sướng; nhưng cũng cần để trẻ hiểu rằng thế giới của người lớn không hề dễ dàng. Trong quá trình lớn lên, vật chất càng dồi dào thì tinh thần càng kiệt quệ, khi tinh thần cạn kiệt thì tốc độ tạo ra vật chất đương nhiên sẽ dừng lại.

Ngược lại, cho trẻ sự trưởng thành thực sự, để chúng hiểu được những khó khăn gian khổ, dạy chúng biết trân trọng quà cáp, của cải, hướng dẫn chúng sống cần cù, chăm chỉ mới là món quà tốt nhất.

Một ngày nào đó, đứa trẻ sẽ trở thành một người lớn độc lập và bước ra thế giới. Những bộ quần áo sang trọng và những món ăn ngon mà bố mẹ cho không thể đi theo con suốt đời, mà chính sự kiên cường, tự lập mới giúp con vượt qua những khó khăn và hoạn nạn trong cuộc sống.

Nhà giáo dục Dewey đã từng nói: "Trong sự phát triển của cuộc sống của mỗi người, không có giáo viên nào quan trọng hơn cha mẹ, gia sư tốt nhất là tình cảm vợ chồng". Một ngôi nhà ấm áp không chỉ nuôi dưỡng thế giới tinh thần của con gái, mà còn làm cho mọi người đều tự tin, lạc quan và yêu đời.

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ có tình yêu, là bởi vì chúng được sống trong tình yêu. Từ nhỏ đã chứng kiến tình yêu của cha mẹ, đứa trẻ cũng có thể biết thế nào là tình yêu, học cách yêu thương, dùng năng lượng tích cực của riêng mình để lan tỏa đến tất cả mọi người xung quanh.

Trong những gia đình này, cha mẹ không nuông chiều thành một công chúa, hoàng tử nhỏ yếu đuối, mà là buông tay ra, cho phép con tự do khám phá. Họ khuyến khích con đọc nhiều sách hơn, suy nghĩ nhiều hơn, coi việc học là một điều suốt đời.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong sự "giàu có" rất tự tin và có cảm giác an toàn bên trong, không mắc "bệnh ngôi sao" và ít kiêu ngạo, tự phụ. Họ cũng điềm tĩnh, lịch sự và suy nghĩ cởi mở về mọi việc. 

Họ là những cô gái, chàng trai có trí tuệ cảm xúc cao, có thể đối mặt với chính mình và hiểu được điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Lời nói, hành động và cách trò chuyện mang lại cho người khác cảm giác thoải mái, bình yên.

cha-me3-172083558851572130991-32-0-432-640-crop-1720835596109378648861.jpg6 hành vi của cha mẹ khiến con lớn lên sống ỷ lại, thiếu tự lập, không thể làm chủ cuộc đời

GĐXH - Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây trong quá trình nuôi dạy con thì bạn đang tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con.

tre4-1720428993082225063331-0-0-500-800-crop-17204290009771430749474.jpg8 thói quen khiến cha mẹ 'phát điên' của trẻ hóa ra lại mang đến lợi ích không ngờ

GĐXH - Trẻ qua từng giai đoạn phát triển thường có những hành vi khiến cha mẹ khó chịu, nhiều phụ huynh thậm chí tìm cách trừng phạt. Thực tế, những hành động đó không tệ như chúng ta nghĩ.

Tin 24H

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022