Trong xã hội hiện đại, rất hiếm gia đình nào lại không có nồi cơm điện. Tuy nhiên, làm sạch thiết bị này thế nào cho đúng và đủ thì không phải ai cũng biết. Đa số mọi người cho rằng chỉ cần rửa sạch lòng nồi cơm điện hoặc lau qua bên ngoài là đủ. Nhưng trên thực tế thì cấu tạo của nồi cơm điện rất phức tạp và có nhiều chỗ bụi bẩn, hơi nước, vi khuẩn, côn trùng có thể ẩn náu.

Đặc biệt, có 2 vị trí nếu vệ sinh kỹ thì vừa tránh nhiều bệnh tật, tai nạn do cháy nổ lại giúp tiết kiệm điện. Đó là mâm nhiệt bên trong nồi và phần đáy ngoài của ruột nồi. Hai phần này khi nấu cơm tiếp xúc trực tiếp với nhau và chúng cũng có những lưu ý riêng khi làm sạch.

1. Mâm nhiệt bên trong nồi

Khống hiếm người thường lau bên ngoài nồi cơm điện, bao gồm cả đáy phía dưới ở bên ngoài của nồi. Còn đáy bên trong - tức mâm nhiệt của nồi cơm điện thì lại ít được quan tâm. Trong khi đó, cặn thức ăn, nước nhỏ giọt và cơm vô tình rơi xuống đáy nồi sẽ khiến mâm điện chuyển sang màu vàng, đen, bám cặn theo thời gian.

noi-com-dien-co-1-cong-tac-an-moi-tuan-cham-vao-mot-lan-giam-nua-tien-dien-174504-17248580476182010136336.png

Mâm nhiệt nồi cơm điện bẩn vừa tốn điện năng lại dễ gây chập điện (Ảnh minh họa)

Điều này không chỉ mất mỹ quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùi vị của thức ăn mà còn làm giảm hiệu suất hoạt động của nồi. Nó khiến thời gian nấu lâu hơn, tốc độ nấu chậm hơn à tiêu thụ nhiều điện năng hơn do mất nhiều năng lượng làm nóng. Chưa kể, để mâm nhiệt bẩn lâu ngày còn có thể dẫn tới đoản mạch, rỉ sét gây chập điện và cháy nổ nguy hiểm.

Về cách vệ sinh, đầu tiên hãy ngắt kết nối nguồn điện của nồi cơm và không được ngâm vào nước. Nếu không có thể gây đoản mạch, thậm chí có thể gây điện giật.

Sau đó dùng bàn chải nhỏ nhúng vào baking soda hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để chải dọc theo đường của mâm tản nhiệt. Sau khi vệ sinh, lau sạch bằng vải mềm khô vừa phải và chờ khô hẳn mới dùng. Cũng nên lật ngược nồi, lắc nhẹ để những cặn bẩn nằm sâu trong đáy nồi rơi ra.

2. Đáy ngoài của ruột nồi cơm điện

Đây cũng là phần ít được quan tâm làm sạch ở nồi cơm điện. Nếu để lâu ngày có thể xuất hiện các vết bám dính, ố vàng, đốm nâu. Có thể là do dầu mỡ, cơm hoặc gạo rơi vào khi sử dụng, rỉ sét, tiếp xúc với phần mâm nhiệt bị ướt hay bị bẩn gây ra.

Lúc này, hãy làm sạch nhưng đảm bảo không trầy xước đáy nồi. Ban có thể dùng kem đánh răng pha với nước rửa chén sau đó bôi lên đáy nồi. Để như vậy 15 - 30 phút có thể dùng khăn ướt lau đi dễ dàng.

Nếu không muốn chờ đợi hoặc do nồi cơm điện nhà bạn quá bẩn, có thể pha dung dịch baking soda + nước rửa chén + muối ăn mịn vào một lượng nhỏ nước ấm rồi khuấy đều cho đến khi muối tan ra. Sau đó dùng miếng cọ rửa chà sạch bên ngoài đáy nồi. Nhớ là dùng dụng cụ mềm như bọt biển, lưới hay xơ mướp thay vì cọ và làm nhẹ tay để tránh trầy xước.

hamilton-beach-rice-cooker-insert-stained-v0-662m3gy2mukc1-17248581084171651920869.png

Nhiều người chỉ chú ý vệ sinh trong lòng và xung quanh nồi mà quên mất phần đáy nồi (Ảnh minh họa)

Nếu bạn không làm sạch đáy ngoài của ruột nồi cơm điện, khi nó tiếp xúc với mâm nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Hơn nữa, do có lớp bám dính, dị vật bên ngoài nên nồi lâu bắt nhiệt hơn, tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Nó cũng có thể “mời gọi” côn trùng, vui khuẩn chui vào nồi cơm. Từ đó khiến món cơm của chúng ta mất ngon, không an toàn, nhanh hỏng và dễ gây bệnh.

Ngoài ra, còn một số vị trí khác như: hộp đựng nước để chống tràn khi cơm sôi, vòng cao su quanh nắp nồi, lỗ thông hơi… cũng ít được quan tâm làm sạch. Trong khi lại ảnh hưởng lớn tới mùi vị, vệ sinh, tuổi thọ của nồi và sức khỏe người ăn cơm nó nấu ra. Vì vậy, hãy chú ý vệ sinh chúng kỹ hơn, thường xuyên hơn trong tương lai nhé!

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022