Độc tố Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1, là loại độc tố vi nấm tự nhiên sản sinh do một số loài Aspergillus. Chất aflatoxin độc hơn asen 68 lần và độc hơn 10 lần so với kali xyanua. 20 mg aflatoxin có thể gây tử vong ngay lập tức.

Với liều khoảng 10 mg, độc tố aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính và tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn thương mô gan nghiêm trọng và dẫn tới xơ gan và thậm chí là ung thư gan.

Chất aflatoxin độc hại như vậy không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày và chúng đặc biệt thích "ẩn náu" trong 6 loại thực phẩm quen thuộc sau:

Đậu phộng và ngô bị mốc

Aflatoxin thường có trong các thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng (hạt lạc), ngô. Khi tinh bột ở môi trường nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt, tinh bột dễ dàng sinh ra Aspergillus aflatoxin.

ibahmwpszklqbezobu5dc971cd66ad7-17247460617231644434649-1724919448528-17249194508401790698245.jpg

Ảnh: The Standard

Nhiều người cho rằng chỉ cần rửa sạch phần mốc ở vỏ lạc hay cắt bỏ phần ngô bị mốc hay phơi khô lại là có thể ăn bình thường nhưng aflatoxin sinh ra dưới dạng chất hóa học, do vậy mà nó sẽ không bị mất đi khi xử lý bình thường ở nhiệt độ nóng hay nhiệt độ sôi 1000 độ C. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, muốn loại bỏ một phần độc tố Aflatoxin thì phải cần đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi (nhiệt độ rang, sấy từ 1500 độ C đến hơn 2000 độ C).

Hạt bị đắng

Vị đắng của các loại hạt, chẳng hạn như hạt hướng dương, là do aflatoxin sinh ra khi các hạt này bị mốc. Do vậy, nếu ăn phải hạt có vị đắng, hãy ngay lập tức nhổ ra và súc miệng thật sạch với nước.

iliosporosmealati21500x-1724746184945893074969-1724919451916-1724919452233577383221.jpg

Ảnh: Musses.gr

Bơ đậu phộng

Nếu sử dụng vừng, đậu phộng bị mốc, hỏng làm nguyên liệu cho món bơ đậu phộng thì có thể dễ dàng khiến bạn bị ngộ độc aflatoxin. Tuy nhiên thì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quy trình chế biến đậu phộng có thể giúp giảm nồng độ aflatoxin tới 89%.

Vậy nên điều quan trọng là phải mua bơ đậu phộng được sản xuất ở những cơ sở uy tín, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, cũng không nên dùng bơ đậu phộng khi có kết cấu khô cứng, mùi chua và màu sắc bị thay đổi so với lúc mới mua - đây là dấu hiệu cho thấy bơ đậu phộng đã bị hỏng.

Mộc nhĩ để quá lâu

Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo có chứa rất nhiều protein và celluose tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bảo quản không đúng cách trong thời gian dài có thể khiến mộc nhĩ bị mốc, tạo ra chất aflatoxin.

Mộc nhĩ bị mốc có dấu hiệu đặc trưng là bề mặt có các đốm màu vàng, đen hoặc xanh xám; khi ngâm mộc nhĩ cũng không nở to, nước ngâm sủi bọt, có màu đục, dính và có mùi lạ.

ilfullxfull4984265427k8o3-1724746328271731697399-1724919455081-17249194569651845237100.jpg

Ảnh: Etsy

Gạo mốc

Gạo là một loại lương thực giàu tinh bột và dễ bị nhiễm nấm mốc trong quá trình thu hoạch và bảo quản không đúng cách, từ đó sinh ra độc tố aflatoxin. Nếu không loại bỏ những hạt gạo hư hỏng, mốc meo khi nấu sẽ dễ dẫn đến việc vô tình đưa chất độc này vào dạ dày.

Nhiều gia đình nghĩ loại gạo đó ăn được bình thường sau khi nấu chín. Nhưng thực tế chất aflatoxin khó bị loại bỏ ở nhiệt độ sôi thông thường.

oo1c7w5adak91-17247464014081918736567-1724919460367-1724919461562463923448.jpg

Ảnh: Reddit

Dầu lạc

Tương tự như bơ đậu phộng thì dầu lạc nếu được làm từ những hạt lạc bị nấm mốc sẽ dễ dàng khiến cơ thể nhiễm aflatoxin khi sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Ngoài ra, dầu thực vật để lâu cũng có thể sinh ra một lượng nhỏ aflatoxin.

Nguồn: Sohu

Kim Phụng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022