Cẩn thận với những lời chỉ trích

Chỉ trích con bạn quá mức có thể khiến chúng trở nên hung dữ hơn và gây ra các vấn đề về hành vi. Điều này cũng khiến trẻ ít được bạn bè yêu mến hơn, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của chúng trong tương lai.

Bố mẹ nên là những hình mẫu lý tưởng trong việc thể hiện tính hợp tác và lòng tốt khi đối xử với người khác để con cái học theo. Hãy cố gắng kiểm soát phản ứng của mình và cẩn thận với những lời chỉ trích khi ở gần con cái.

hoa-dong3-17248364194191557796354.jpg

Những đứa trẻ tự tin thường dễ kết bạn hơn. Ảnh minh họa

Xây dựng sự tự tin cho con

Những đứa trẻ tự tin thường dễ kết bạn hơn. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích và nổi trội. Điều này sẽ giúp xây dựng sự tự tin của trẻ.

Mục đích kết bạn

Các bậc phụ huynh nên theo mục tiêu giúp con hòa đồng với các bạn chứ không bắt con phải tham gia mọi hoạt động hướng ngoại.

Năng nổ và hoạt bát sẽ rất tốt nếu con bạn là đứa trẻ hướng ngoại và dễ thích nghi với môi trường mới, nhưng điều này sẽ gây áp lực không cần thiết cho trẻ nếu con là người nhút nhát. Thay vào đó hãy khuyến khích con nuôi dưỡng tình bạn.

Tiếp xúc với người lạ

Một trong những phương pháp tốt nhất để con trở nên hòa đồng là để bé tiếp xúc với những người mới trong khi có người thân ở cạnh. Điều này có thể tạo sự yên tâm nhất định, khi con có thể ở bên những người thân thiết, trong khi dần dần cho con trải nghiệm tiếp xúc với người mới.

Khi con trở nên lo lắng, hay khó chịu trong những lúc này, bạn nên cho con một chút không gian riêng để bình tĩnh lại, trước khi trở lại tiếp tục làm quen với mọi người. Tuy nhiên, không nên để trẻ lảng tránh hoàn toàn việc giao tiếp xã hội chỉ vì cảm thấy lo lắng, bởi việc lảng tránh sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội học cách giao tiếp xã hội một cách hiệu quả.

Đồng thời, bạn có thể cho con biết trước khi phải tiếp xúc với người lạ và giới thiệu ngắn gọn về người mà bé sẽ gặp. Điều này sẽ khiến các bé có thể chuẩn bị tâm lý trước và cảm thấy yên tâm hơn khi tương tác.

Bạn cũng có thể dạy cho con những kỹ năng xã hội và luyện tập trước với con ở nhà. Trẻ có thể cố gắng nhìn thẳng vào mắt người khác, cười khi giao tiếp, hay giữ thẳng người khi nói chuyện. Những kỹ năng này có thể giúp việc giao tiếp của bé được hiệu quả hơn, qua đó dần xây dựng sự tự tin. Bạn nên đưa ra những lời động viên khi con làm tốt, cổ vũ tiếp tục cố gắng.

Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ với con rằng không phải ngay lập tức trở nên hòa đồng, nhưng gần cố gắng. Miễn là con nỗ lực để cải thiện bản thân, bạn không nên đặt quá nhiều áp lực thành công cho các bé.

Kiểm soát cảm xúc là chìa khóa của thành công

Để có tình bạn tốt đẹp, một đứa trẻ phải có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Điều đó không có nghĩa là phải kìm nén tất cả sự tức giận mà cần thể hiện hành vi của mình một cách văn minh, đúng nơi, đúng lúc. Khi làm được như vậy, con cái của bạn sẽ được bạn bè yêu mến.

Cha mẹ hãy cố hết sức ở bên con, để đứa trẻ cảm thấy được lắng nghe, được đồng hành cùng vượt qua những cảm xúc tiêu cực đang phải trải qua.

Khuyến khích hoạt động nhóm

Các hoạt động nhóm là một cách thích hợp để trẻ tương tác với các bạn cùng trang lứa và kết bạn mới. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, đội thể thao và câu lạc bộ ở trường.

hoa-dong2-17248364194151258322339.jpg

Các hoạt động nhóm là một cách thích hợp để trẻ tương tác với các bạn cùng trang lứa và kết bạn mới. Ảnh minh họa

Tạo cho con một môi trường an toàn và thoải mái để hòa nhập

Thay vì gửi con đến các nhóm chơi ở những người khác, hãy bắt đầu với việc tổ chức một buổi giao lưu tại nhà bạn.

Trước khi để con mời bạn bè đến nhà, hãy nói chuyện với bé về việc chia sẻ đồ chơi, tương tác và mời bạn bè đồ ăn nhẹ, đồ uống. Khi con đã quen với khái niệm chơi và cảm thấy thoải mái với bạn bè, sau đó có thể để con đến nhà bạn bè của bé.

Dạy con biết yêu thương bản thân mình

Theo nghiên cứu, lòng tự trọng của trẻ em đóng một vai trò quan trọng khi con tiếp xúc và quen biết nhiều bạn bè.

Nhà tâm lý học Mitch Prinstein chỉ ra rằng, chúng ta cần học cách phản ứng với những điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống bằng việc nghĩ cách khắc phục lỗi lầm thay vì tự trách bản thân.

Bố mẹ nên dạy con cái sống có trách nhiệm nhưng vẫn phải yêu thương và tôn trọng chính mình thay vì luôn nhận lỗi với các vấn đề tiêu cực.

Giúp con đối mặt với sự từ chối

Bị từ chối là một phần tự nhiên của cuộc sống. Điều quan trọng là cha mẹ giúp con học cách đối mặt và đối phó với sự từ chối. Khuyến khích trẻ tập trung vào những điều tích cực và tiếp tục cố gắng.

cha-me1-17246627714191383793022-0-0-427-683-crop-17246627803282021119196.jpg6 câu nói thường ngày của cha mẹ khiến con cảm thấy chán nản, dễ buông xuôi

GĐXH - Có một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.

cha-me2-17245877126811080957818-0-0-625-1000-crop-1724587716891261494066.jpgCó 7 điều cha mẹ thông minh không bao giờ làm thay con cái

GĐXH - Khi lớn lên, cha mẹ cần cho trẻ có không gian để suy nghĩ và hành động độc lập nhằm học các bài học và kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022