Ngày 29/7, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương chẩn đoán người bệnh sốc giảm thể tích, mạch nhanh (110 lần/phút), huyết áp tụt (80/40mmHg), suy thận cấp, toan chuyển hóa tăng do say nóng, sốc nhiệt. Kíp cấp cứu đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và bù nước, điện giải cho bệnh nhân.

Sau ba giờ cấp cứu, tình trạng bệnh nhân ổn định, tiếp tục theo dõi tại khoa Hồi sức.

453240357-1048654023934882-376-6245-8704-1722260932.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0kZMf5ZGJrKRoDJU0PNs2A

Bác sĩ theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Say nắng,say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Say nắng, say nóng khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể bị di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Để phòng chống say nắng nóng, khi ra ngoài cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Uống đầy đủ nước, uống dù chưa cảm thấy khát, pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

Người bị say nắng, say nóng cần đưa vào chỗ mát, thoáng khí, đồng thời gọi cấp cứu hỗ trợ. Áp dụng các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ như cởi áo, chườm mát cơ thể. Cho nạn nhân uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu tỉnh táo, có thể uống được. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo trong mùa hè tránh làm việc trong nắng gay gắt từ 11h đến 14h và không mặc quá nhiều quần áo bí, không thấm mồ hôi.

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022