Gia đình bé gái cho biết trước khi vào viện, trẻ xuất hiện nôn nhiều lần, nôn ngay sau ăn kèm đại tiện 3-4 lần phân lẫn máu, trẻ mệt mỏi, li bì. Bác sĩ cấp cứu bù dịch, siêu âm ổ bụng phát hiện trẻ lồng ruột, chuyển Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương phẫu thuật cấp cứu.

Do phát hiện muộn đoạn ruột lồng bị hoại tử, các bác sĩ phải cắt đoạn đại tràng, lập lại lưu thông. Sau phẫu thuật sức khoẻ bệnh nhi ổn định, được theo dõi tại khoa Nhi bệnh viện.

Theo các bác sĩ, lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng, trong đó 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đoạn ruột bị lồng vào nhau sẽ bị hoại tử, dẫn đến thủng ruột và gây viêm phúc mạc.

45319107510485145339488315015151714536631558n-14583790-1722258373063-1722258377998399075582.jpg

Bé gái phải cắt bỏ 1 đoạn đại tràng. (Ảnh: BVCC)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột

Trẻ có biểu hiện đau bụng từng cơn, khóc thét đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn...Cơn đau bụng có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.

  • tre-bi-long-ruot-1663946834505583929457-crop-1663946884549894949254-1663991608130-1663991608621510022853-0-0-499-798-crop-166399164794459820413.jpg

    Nhiều trẻ nhập viện do lồng ruột

Nôn: ở giai đoạn đầu lồng ruột, trẻ bị nôn ra thức ăn. Ở giai đoạn muộn, trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.

Đại tiện ra máu: thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, phân có nước nhầy.

Với những trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ từng bị lồng ruột thì triệu chứng trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ bị lồng ruột...

Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn ói nhiều, phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay tại bệnh viện gần nhất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022