Viêm da ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm da là tình trạng lớp biểu bì ngoài cùng của da bị kích ứng hoặc nhiễm khuẩn, dẫn đến các biểu hiện như đỏ da, ngứa, nổi mẩn, bong tróc, rỉ dịch hoặc thậm chí nổi mụn nước. Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và da còn mỏng, các yếu tố gây kích ứng như mồ hôi, vi khuẩn, chất tẩy rửa, dị nguyên trong không khí… có thể dễ dàng gây ra viêm da.
Viêm da ở trẻ có thể phân loại theo nhiều dạng, bao gồm: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa (eczema), viêm da do vi khuẩn, viêm da do virus hoặc viêm da do thời tiết.

Viêm da là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu viêm da ở trẻ nhỏ
Dưới đây là những biểu hiện phổ biến giúp cha mẹ nhận biết sớm tình trạng viêm da ở trẻ:
- Vùng da đỏ, sưng, có thể nổi mẩn hoặc mụn nước nhỏ li ti.
- Trẻ gãi nhiều, quấy khóc do ngứa hoặc cảm giác bỏng rát.
- Da khô, bong tróc, nứt nẻ, đặc biệt ở má, tay, chân, bụng.
- Một số vùng da có thể rỉ dịch vàng hoặc đóng mày.
- Trường hợp viêm nặng, da có thể bị lở loét hoặc mưng mủ.
Việc phát hiện sớm sẽ giúp kiểm soát triệu chứng nhanh hơn và hạn chế các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng lan rộng hay để lại sẹo thâm.

Viêm da khiến bé nổi nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước nhỏ li ti.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm da?
Viêm da ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:
- Dị ứng với thực phẩm, thời tiết hoặc hóa chất: Trẻ có thể bị dị ứng với sữa, trứng, đậu phộng hoặc các chất có trong sữa tắm, bột giặt, nước hoa...
- Tiếp xúc với chất gây kích ứng: Một số chất như xà phòng mạnh, chất tẩy rửa, vải thô ráp hoặc nước bẩn có thể làm tổn thương da trẻ.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm cao, mồ hôi nhiều là điều kiện thuận lợi cho viêm da phát triển.
- Côn trùng đốt hoặc nhiễm vi khuẩn: Vết muỗi đốt hoặc trầy xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nếu không được chăm sóc đúng cách.
- Do cơ địa: Một số bé có cơ địa dị ứng, dễ bị viêm da cơ địa hoặc chàm sữa.
Viêm da ở trẻ nhỏ có đáng lo không?
Hầu hết các trường hợp viêm da ở trẻ nhỏ đều không nguy hiểm nếu được xử trí sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định, viêm da có thể trở thành mãn tính, tái đi tái lại và gây ra:
- Nguy cơ nhiễm trùng sâu, lan rộng.
- Da sẫm màu, để lại sẹo hoặc vết thâm mất thẩm mỹ.
- Trẻ quấy khóc nhiều, khó ngủ, ảnh hưởng đến phát triển thể chất.
- Gây tâm lý mặc cảm nếu để lại tổn thương ở vùng da hở (mặt, tay, chân).
Chính vì vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ các biểu hiện viêm da ban đầu ở trẻ.

Viêm da có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Cách cải thiện viêm da cho trẻ nhỏ hiệu quả
Việc xử lý viêm da ở trẻ cần phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm. Dưới đây là một số việc mà cha mẹ cần làm:
- Làm sạch da nhẹ nhàng: Sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không hương liệu.
- Dùng sản phẩm bôi ngoài phù hợp: Ưu tiên các loại gel, kem bôi có thành phần sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu da và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
- Tránh tác nhân gây kích ứng: Ngừng sử dụng xà phòng, bột giặt có hương liệu mạnh, không cho trẻ gãi hoặc chà xát vào vùng da bị viêm.
- Dưỡng ẩm đúng cách: Dùng kem dưỡng ẩm không gây kích ứng để ngăn da khô, nứt nẻ – yếu tố làm nặng thêm viêm da.

Cha mẹ nên tránh các tác nhân gây kích ứng để hạn chế viêm da.
Giải pháp hỗ trợ cải thiện viêm da từ thảo dược
Để hỗ trợ cải thiện viêm da ở bé, bên cạnh những lưu ý như trên, cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng các loại gel bôi có thành phần thiên nhiên lành tính.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số thành phần như nano bạc,dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan có thể:
- Hỗ trợ giúp làm sạch da, kháng khuẩn.
- Giúp làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã, bỏng nhẹ.
- Hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ da, cho làn da mềm mại, khỏe mạnh.
Do đó, đây cũng là một giải pháp hỗ trợ hữu hiệu giúp bé nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng.
Chăm sóc trẻ bị viêm da, cần lưu ý những gì?
Khi chăm sóc trẻ bị viêm da, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng sau để giúp da bé mau phục hồi và ngăn bệnh tái phát:
- Không tự ý dùng thuốc bôi có corticoid: Corticoid có thể làm giảm viêm tức thời nhưng lạm dụng dễ khiến da mỏng, teo da và lệ thuộc thuốc.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát: Tránh bụi bẩn, khói thuốc, lông thú nuôi…
- Chọn quần áo mềm, thấm hút mồ hôi: Tránh mặc đồ quá bó hoặc chất vải thô ráp gây kích ứng da.
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên: Giúp hạn chế bé cào gãi làm trầy xước da và nhiễm trùng.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin A, D, E và kẽm giúp da khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng viêm da và cách chăm sóc da cho bé tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và xử lý viêm da hiệu quả, giúp bé luôn khỏe mạnh, mịn màng.
Gel Subạc - Giúp làm sạch da, kháng khuẩn, bảo vệ da
Thành phần
Purifier Water (Nước tinh khiết), Propylene glycol, Acid citric (Citric acid), Glycerin (Glycerin), Chitosan (Chitosan), Hydroxyethyl cellulose (Hydroxyethyl cellulose), Chiết xuất lá Neem (Azadirachta indica extract), Kẽm salicylat (Zinc salicylat), Nano bạc (Nano Silver), Nipagin (Methylparaben), Nipasol (Propylparaben).
Mục đích sử dụng
- Gel bôi da giúp: Làm sạch da, kháng khuẩn, giúp làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã, bỏng nhẹ, giúp chăm sóc và bảo vệ da, cho làn da mềm mại, khỏe mạnh.
- Góp phần làm mờ các vết thâm trên da.
Cách dùng
Thoa gel ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào da sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Dược - Mỹ phẩm Spaphar.
- Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Liên hệ: 024.37757240.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gel Subạc: 448/24/XNQCMP-YTHN
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Doanh nghiệp tự giới thiệu