Làm nghề nông, người đàn ông 48 tuổi (quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh) thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, gần đây anh bị sốt, sưng đau, áp xe tay trái, đau nhức trong xương. Đến Bệnh viện Bạch Mai, anh được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn whitmore (còn gọi vi khuẩn ăn thịt người). Trước đó, người đàn ông này từng nhiều lần bị áp xe ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, tái đi tái lại, điều trị ở tuyến trước không tìm ra nguyên nhân.

  • 2-chot-2-17235551190982092480604-1723603648702-17236036492211450916236-30-0-530-800-crop-17236037493491070269381.jpg

    Ngăn sởi bùng phát và bệnh Whitmore trở lại

Người đàn ông 58 tuổi (quê ở Sóc Sơn, Hà Nội) vào viện trong tình trạng viêm phổi, áp xe tiền liệt tuyến, trực tràng, kém ăn, sụt cân. Áp xe chính là các ổ nhiễm trùng do vi khuẩn whitmore tạo ra. Xung quanh khu vực người này sinh sống cũng từng có trường hợp nhiễm bệnh whitmore tử vong.

Người đàn ông 45 tuổi (quê ở Trực Ninh, Nam Định) tiền sử khoẻ mạnh bình thường. Bệnh nhân bị sốt cao nhiều ngày, sưng đau mông phải, ho đờm, khó thở, vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn whitmore.

Cả ba bệnh nhân mắc trên đều bệnh nền tiểu đường.

vi-khuan-an-thit-nguoi-09503871-1726552571783-17265525721971004705090.jpg

PGS.TS.Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thăm khám bệnh nhân whitmore. (Ảnh: BSCC)

Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian vừa qua, trung tâm tiếp nhận các ca bệnh với triệu chứng sốt, kém ăn, sụt cân, sưng và áp xe một số vị trí trên cơ thể. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân rất giống và thường nhầm lẫn với bệnh lao, nhiễm khuẩn tụ cầu.

Bệnh whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như nông dân, công nhân xây dựng, người làm vườn, người nạo vét cống rãnh.

Bệnh có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc whitmore, PGS.TS Đỗ Duy khuyến cáo, người dân không nên tiếp xúc trực tiếp với đất nước bẩn, ứ đọng lâu ngày, đặc biệt là khi có vết thương ngoài da, vết trầy xước, chảy máu; hoặc người nhiều bệnh lý nền. Người dân nên mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp để ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân tay. Các nhân viên y tế, bác sĩ cần đảm bảo bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh, để ngăn chặn tối đa sự nhiễm trùng.

“Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành whitmore. Khi người bệnh bị sốt, có các ổ viêm, áp xe nhiều nơi cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc whitmore, đặc biệt người có bệnh nền tiểu đường. Việc cấy phát hiện whitmore sớm rất quan trọng trong lộ trình, phác độ điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong”, PGS.TS. Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022