Khi có tuổi, chúng ta đặc biệt chú ý đến sức khỏe tim mạch và não bộ. 2 bộ phận này dễ gặp bất thường về mạch máu. Tuy nhiên, có một bộ phận khác đặc biệt cảnh báo bất thường về mạch máu nhưng chúng ta thường bỏ qua. Đó chính là đôi chân.

Nam bệnh nhân bị chuột rút, đi khập khiễng khi đi bộ, tưởng thiếu canxi không ngờ mắc bệnh mạch máu

Mới đây, một bệnh nhân nam, 50 tuổi (Quảng Đông, Trung Quốc), đã gặp tình trạng như vậy. Bệnh nhân dễ bị chuột rút sau khi đi bộ trong khoảng thời gian nhất định. Lúc đầu, ông không để ý đến điều đó, thời gian trôi qua, cơn chuột rút ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ ban đêm.

dau-hieu-o-chan-khi-di-bo-canh-bao-benh-mach-mau1-17238819771481728493973-1723944834729-1723944835496283923522-1723976847722-1723976848156770615358.jpeg

Ban đầu, bệnh nhân tưởng mình thiếu canxi nên mua sản phẩm bổ sung canxi về uống. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm.

Khi bệnh nhân đến bệnh viện điều trị, ngoài tình trạng chuột rút còn bị khập khiễng khi đi lại. Các bác sĩ phát hiện, thủ phạm khiến bệnh nhân bị chuột rút, chân đi khập khiễng là do mắc bệnh mạch máu nặng ở chi dưới.

Đôi chân của bệnh nhân bị xơ vữa động mạch nghiêm trọng, mạch máu bị hẹp lại sẽ dẫn đến lưu lượng máu kém, các cơ, dây thần kinh tương ứng sẽ bị giảm lượng máu và oxy cung cấp. Dưới sự kích thích của máu, chuột rút và đi khập khiễng xuất hiện.

Câu chuyện của bệnh nhân 50 tuổi ngay sau đó được chia sẻ trên chuyên mục "Câu chuyện y tế" của tờ Sohu, để cảnh báo mọi người.

dau-hieu-o-chan-khi-di-bo-canh-bao-benh-mach-mau2-17238819771431566299740-1723944836952-17239448371741847574364-1723976848978-17239768492171168565920.jpg

Theo Webmd, mạch máu là "vũ khí" quan trọng nhất để duy trì sự sống. Các mạch máu trong cơ thể con người là một mạng lưới khổng lồ, giống như sông suối, cuối cùng sẽ hòa vào biển, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy để duy trì các cơ quan.

Nếu mạch máu có vấn đề trong quá trình hoạt động bình thường, nó sẽ trực tiếp dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu.

Muốn biết mạch máu có bị tắc nghẽn hay không, hãy chú ý đến những dấu hiệu sau ở đôi chân khi đi bộ

1. Chân tê, yếu, suy giảm vận động ở một chân khi đi bộ

Mạch máu não của chúng ta rất dễ bị thu hẹp, thậm chí bị tắc nghẽn. Một khi bị nhồi máu não cấp tính, người bệnh sẽ bị tê, yếu, thậm chí suy giảm khả năng vận động ở một chi. Điều này sẽ hạn chế nghiêm trọng việc đi bộ của người bệnh.

Các chuyên gia tim mạch cho biết thêm, nếu chi phải bị tê và yếu thì thông thường bán cầu não trái có vấn đề. Nếu chi trái bị tê và yếu thì bán cầu não phải có vấn đề.

2. Chuột rút bất thường, khập khiễng khi đi bộ

Việc đi lại cần phải dựa vào đôi chân. Không quá lời khi nói rằng chi dưới đóng vai trò quan trọng. Nếu mạch máu ở chi dưới có vấn đề, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại.

Nếu các mạch máu ở chi dưới bị thu hẹp, thường gây ra chứng chuột rút và đau cách quãng một cách bất thường.

dau-hieu-o-chan-khi-di-bo-canh-bao-benh-mach-mau3-1723881977137449769740-1723944837709-1723944837805172665344-1723976849894-1723976850135325939406.png

3. Đau chân bất thường khi đi bộ

Chỉ cần đi bộ, bạn sẽ cảm thấy đau nhức bất thường ở chi dưới. Bạn cho rằng đó là vấn đề về xương.

Trên thực tế, rất có thể mạch máu có vấn đề, khi đi lại sẽ co thắt cơ gây đau. Khi đó, cơn đau của người bệnh sẽ rõ rệt hơn.

Ngoài ra cần chú ý 3 dấu hiệu sau khi đi bộ vì cảnh báo rất rõ nguy cơ đột quỵ khi đi bộ

1. Đau ngực hoặc tức ngực bất thường khi đi bộ

Tim không tốt thì không thể đi lại tốt. Tim là máy bơm năng lượng của cơ thể, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho máu lưu thông đến toàn cơ thể. Nếu tim có vấn đề sẽ dẫn đến suy yếu, việc cung cấp máu khi đi bộ đòi hỏi nhiều oxy hơn.

Thêm gánh nặng cho tim có thể gây đau ngực và tức ngực bất thường khi đi bộ, thậm chí tiến triển thành cơn đau tim, đột quỵ.

dau-hieu-o-chan-khi-di-bo-canh-bao-benh-mach-mau4-17238819770922128555497-1723944838325-17239448384951428129665-1723976850780-1723976851025178032243.jpg

2. Chóng mặt, đau đầu bất thường khi đi bộ

Nhiều người cảm thấy chóng mặt, đau đầu ngay khi bước đi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này rất có thể là do mạch máu não bị hẹp, lượng máu cung cấp lên não không đủ.

3. Dáng đi bất thường khi đi bộ

Dáng đi rất quan trọng để đánh giá xem các mạch máu có khỏe mạnh hay không. Ví dụ, nếu có dáng đi xiêu vẹo bất thường như cái kéo (khi đi bộ, đầu gối 2 bên thường dính vào nhau và tư thế đi bộ giống như một chiếc kéo), thì đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhồi máu não.

Trong trường hợp mạch máu ở tiểu não có vấn đề, sẽ xảy ra tình trạng mất điều hòa. Lúc này người bệnh thường mất đi cảm giác thăng bằng, dáng đi say khướt, loạng choạng khi đi bộ.

(Ảnh minh họa: Internet)

avatar1723865238387-17238652387941834750704.jpgLý do nên ăn rau trước khi ăn món khác trong bữa cơm

Trình tự ăn thực phẩm trong bữa cơm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022