Tháng 8, tháng báo hiệu mùa thu gõ cửa, cũng là lúc chợ cóc, đường phố xuất hiện nhiều những gánh thị được bày bán. Chỉ cần dạo quanh phố phường, đi ra chợ mua vài thứ thật nhanh, bạn đều dễ dàng bắt gặp những hàng thị đầy ăm ắp. Những quả thị tròn dẹt có hương thơm đặc trưng, nhanh chóng chiếm lấy trái tim của người mua.

vi-sao-thi-de-ngui-chu-khong-nen-an3-17239113651641718962778.jpg

Tháng 8, tháng báo hiệu mùa thu gõ cửa, cũng là lúc chợ cóc, đường phố xuất hiện nhiều những gánh thị được bày bán. (Ảnh: TM)

Đứng ở hàng thị lựa chọn rất lâu, chị Lan (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) kể, cứ đến tháng 8 là chị đi tìm mua thị. Chị thường chọn mua đem về thắp hương vì quan niệm "ông bà tổ tiên cũng thấy bình an khi ngửi thấy mùi thị". Thắp hương xong, chị sẽ đem để trong bếp, để mùi hương tiếp tục làm cho các thành viên trong gia đình cảm thấy dễ chịu.

Vậy chị không sợ hỏng quả thị khi ăn hay sao? Khi được hỏi một câu bâng quơ, chị Lan cười: "Hít hương thơm là đủ rồi chứ nhà mình không ai hứng ăn quả này đâu. Quả cống hiến mùi hương cũng quý chẳng kém quả cho trái ăn vào người".

vi-sao-thi-de-ngui-chu-khong-nen-an2-17239113810911345136187.jpgvi-sao-thi-de-ngui-chu-khong-nen-an1-1723911381126637910960.jpg

Quả thị chính là "cổ tích giữa đời thường", bởi trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cũng không ăn thị. (Ảnh: TM)

Vì sao quả thị chỉ nên ngửi chứ không nên ăn? Hóa ra có lý do liên quan sức khỏe

Là người Việt Nam, ai ai cũng từng biết đến câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Trong đó có một câu nói liên quan đến quả thị của cụ bà, khi nàng Tấm trốn trong đó, hẳn in hằn tâm trí mỗi người: "Thị ơi thị rụng bị bà - Bà để bà ngửi chứ bà không ăn".

  • cung-ram-17237779977921036834900-0-0-500-800-crop-1723778002343897422455.jpg

    Món chay cúng Rằm tháng 7 của một Tiktoker: Hoá ra là "vũ khí" giải nhiệt lại còn hút mỡ, tăng collagen

Chuyện cổ tích hóa ra không chỉ dừng lại ở chuyện cổ tích. Nó chính là "cổ tích giữa đời thường", bởi trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cũng không ăn thị.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia), quả thị có hương thơm đặc trưng. Hương thơm của quả thị chín rất đậm nồng nhưng hít đến đâu, cơ thể bạn sẽ thấy dễ chịu đến đó. Nó đặc biệt đem lại cảm giác thư thái cho những người sống ở thành phố chật chội, bí bách, những người thường xuyên nhốt mình trong không gian sống chật hẹp.

Người ta không ăn thị là để tận dụng hương thơm đặc trưng có tác dụng đặc biệt từ loại quả này. Ngoài ra, ăn quả thị thường rất chát dù đã chín, nhựa thậm chí còn bám dày trên lưỡi, trong miệng, gây khó chịu cho người ăn. Khi ăn vào có nguy cơ gây ảnh hưởng nhu động ruột, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non. Do đó tốt nhất chỉ nên để ngửi chứ không nên ăn, tránh mắc bệnh.

edit-vi-sao-thi-de-ngui-chu-khong-nen-an4-17239114415851212683180.jpeg

Những ngày tháng 8, quả thị được bán với nhiều loại quả khác vào mùa thu, khiến gian hàng trở nên sống động, bắt mắt hơn rất nhiều. (Ảnh: TM)

Không nên ăn nhưng quả thị được khuyến khích chữa bệnh trong Đông y

Trong Đông y, quả thị và nhiều bộ phận khác của cây thị đều được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Dân gian ta từ lâu đời đã lưu truyền chữa bệnh bằng quả thị cũng như những bộ phận khác của cây thị.

Lá thị phơi khô, thái nhỏ, quấn hút nuốt khói (như hút thuốc lá) thấy trung tiện là chữa được chứng táo bón, bụng anh ách căng đầy.

Người ta còn dùng nước sắc lá thị (100g lá phơi khô, sắc với nước và lấy 100ml dung dịch) cho những bệnh nhân sau mổ uống mỗi ngày 10-30ml, kết hợp lấy bông thấm nước sắc này đắp vào rốn để gây trung tiện sau mổ…

vi-sao-thi-de-ngui-chu-khong-nen-an5-17239115267361923642476.jpg

Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn thị, đặc biệt là thị xanh. (Ảnh: TM)

Vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên vết phồng rộp chữa giời leo...

Quả và hạt thị không chỉ được người Việt Nam ưa chuộng sử dụng làm thuốc mà nó còn được ghi chép lại trong sử sách của Trung Quốc từ đời nhà Đường.

Lưu ý khi dùng quả thị

Trong quả thị xanh đặc biệt có chứa lượng tannin rất lớn. Khi gặp axit trong dạ dày, nó sẽ kết thành khối, cứng lại như đá không thể tiêu, dẫn đến tắc ruột và tạo thành sỏi dạ dày. Do đó tuyệt đối không được ăn thị xanh.

Khi sử dụng quả thị hay bất cứ bộ phận nào của cây thị làm thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được tùy tiện, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi làm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022