xoan-tinh-hoan-65792751172338175885681-89016705027963457907020-1743646020164-17436460203721156739458.jpg

Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn cho bệnh nhi.

Trước khi nhập viện khoảng 3 giờ, sau trận bóng đá, bệnh nhi đột ngột xuất hiện cơn đau dữ dội vùng bìu và bẹn phải. Tinh hoàn sưng to, đau nhức khiến bệnh nhi không thể đi lại bình thường.

Nhận thấy dấu hiệu bất thường, gia đình lập tức đưa bệnh nhi đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn để thăm khám.

Tại đây, qua thăm khám lâm sàng và siêu âm, các bác sĩ phát hiện đây là một trường hợp khá đặc biệt, tinh hoàn nghẹt nằm trong ống bẹn (thông thường nằm dưới bìu), vì vậy cần phẫu thuật tháo xoắn cấp cứu để tránh nguy cơ hoại tử.

  • liet-day-than-kinh-so-7-1743578142508-17435781428291719776178-67-0-1067-1600-crop-1743578213304645595027.jpg

    Nhiều người nhập viện do liệt dây thần kinh số 7

Ngay lập tức, kíp trực Khoa Ngoại tổng hợp - Liên chuyên khoa đã hội chẩn và quyết định thực hiện phẫu thuật cấp cứu. Chỉ sau 30 phút, tinh hoàn của bệnh nhi đã được tháo xoắn thành công và bảo tồn nguyên vẹn.

Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định và tiếp tục được theo dõi tại phòng hậu phẫu.

BSCKI. Hà Văn Lành, Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp - Liên chuyên khoa chia sẻ: Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa tối khẩn cấp. Thời gian vàng để phẫu thuật tháo xoắn và bảo tồn tinh hoàn là dưới 6 giờ kể từ khi xuất hiện cơn đau. Nếu để muộn, tinh hoàn có thể bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý, nếu con trai có dấu hiệu: Đau đột ngột, dữ dội ở vùng bìu; Sưng to, bìu đỏ hoặc tím tái; Buồn nôn, nôn, đau lan lên vùng bụng dưới. Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022