nguoi-benh-tieu-duong-an-ngo-luoc-1720493576554359964944-0-0-472-755-crop-17204940205731628919823.jpgNgười bệnh tiểu đường ăn ngô nên chọn thời điểm này để tốt cho tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu ăn ngô nên chọn vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thời gian tiêu hoá và sử dụng hết mức năng lượng cao của ngô, tránh đầy hơi và chướng bụng...

Cô gái hôn mê sâu vì biến chứng bệnh tiểu đường

Cô gái Phương Miêu (28 tuổi, ở Trung Quốc) sau khi ngủ dậy đã chóng mặt đến ngất xỉu nên được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành khám và làm các xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của cô là 56mmol/L, vượt xa tiêu chuẩn bình thường. Đồng thời, chỉ số HbA1C là 13,3% (chỉ số giúp phản ánh tình trạng đường huyết trong 2-3 tháng). Bác sĩ cho biết chỉ số này chứng tỏ bệnh nhân đã gặp tình trạng đường huyết tăng cao ít nhất 3 tháng qua.

bien-chung-benh-tieu-duong-1720951922020407573943.jpg

Ảnh minh họa

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị  bệnh tiểu đường loại 2 kèm theo biến chứng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu trên nền bệnh đái tháo đường, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan. Theo bác sĩ, đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Các bác sĩ của bệnh viện ngay lập tức tiến hành đặt nội khí quản, tiến hành bù nước, dùng insulin để hạ đường huyết, sử dụng thuốc vận mạch, thuốc chống đông máu, điều trị chống sốc nhiễm khuẩn, lọc máu để điều trị cho bệnh nhân.

Sau 3 ngày điều trị và theo dõi, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tình trạng sức khỏe dần ổn định. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân được rút ống nội khí quản. Sau gần 1 tháng điều trị, bệnh nhân đã hồi phục như bình thường.

Thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Khi khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết có thói quen uống 1-2 cốc nước ngọt có ga mỗi ngày. Đồng thời, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ ngọt.

Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều hơn 2 lon nước ngọt có ga hoặc đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với những người không sử dụng.

Bác sĩ giải thích, thói quen thường xuyên sử dụng đồ ăn, thức uống có chứa nhiều đường  trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa, gây viêm nhiễm. Các yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

68153716-1720858140681-17208581408941069109865-1720950385529-1720950386682642074621.jpg

Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường loại 2 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm toan ceton hoặc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bệnh nhân vô cùng ân hận vì không ngờ thói quen uống nước ngọt lại gây hại sức khỏe đến vậy. "May mắn tôi đã thoát chết trong gang tấc. Sau khi xuất viện, tôi không dám uống loại nước này nữa”, cô gái chia sẻ.

8 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường

Ở đái tháo đường typ 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm, thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1. Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như:

benh-tieu-duong-1720952125308570543316.jpg

Ảnh minh họa

Vết thương lâu lành: Bệnh tiểu đường týp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn.

Mệt mỏi: Nếu tế bào của bạn đang bị thiếu đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.

Nhanh đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của cơ thể trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói cồn cào.

Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. 

Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.

Nhìn mờ: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể. Điều này thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.

Mảng da sẫm màu: Một số người bị tiểu đường týp 2 có các mảng da màu tối, da thẫm ở chỗ nếp gấp, thường là ở nách và cổ. Tình trạng này cũng được gọi là chứng gai đen, có thể là dấu hiệu kháng insulin.

Giảm cân: Mặc dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.

nguoi-benh-tieu-duong-uong-nuoc-la-oi-17204537862821520601700-0-0-360-576-crop-1720453943968481750041.jpgLoại lá mọc đầy ở vườn, không mất tiền mua, người bệnh tiểu đường nên pha uống hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên dùng nước lá ổi vì đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lá ổi có thể cải thiện đường huyết...

benh-tieu-duong6-17205008064861366243024-22-0-421-639-crop-17205008127571002082861.jpg4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua

GĐXH - Kháng insulin chính là cơ chế chính và quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh tiểu đường...

nguoi-benh-tieu-duong-tap-the-duc-17202828993741785895723-0-6-403-651-crop-17202829794921823269489.jpg3 bài tập thể dục giúp hạ đường huyết tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên áp dụng ngay để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường tích cực tập thể dục sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, quản lí được huyết áp và giảm nguy cơ bị biến chứng tiểu đường.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022