Thông thường, các vết bầm tím xuất hiện khi bị va đập. Nhưng nhiều người lại nhận thấy mình dễ bị bầm tím cơ thể ngay cả khi chỉ hoạt động sinh hoạt hàng ngày? Điều này có bình thường không?

Đây có thể là tín hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe. 

1313172403-1743404490162-17434044903021030270010.jpg

Thông thường, vết bầm tím xuất hiện khi các mao mạch dưới da bị tổn thương do va chạm mạnh. Lúc này, máu sẽ thấm vào các mô da và tạo thành màu đen xanh. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị bầm tím mà không có bất kỳ chấn thương nào, thì nguyên nhân có thể không đơn thuần chỉ là do va đập. Rất có thể, bạn đang mắc phải chứng giảm tiểu cầu.

Bác sĩ Nội khoa Huyết học và Ung thư tại Bệnh viện H Plus Yangji (Hàn Quốc), giáo sư Lim Seong-won, cho biết: Nếu một người khỏe mạnh đột nhiên bị bầm tím thường xuyên, họ nên kiểm tra xem mình có bị giảm tiểu cầu hay không.

Hiện tượng dễ bị bầm tím, hay còn gọi là xuất huyết dưới da, là tình trạng máu thoát ra khỏi mạch máu và tụ lại dưới da, tạo thành các vết bầm tím với nhiều kích thước và màu sắc khác nhau. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ những chấn thương nhỏ đến các bệnh lý nghiêm trọng.

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi số lượng tiểu cầu giảm, ngoài việc dễ bị bầm tím, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác như chảy máu cam thường xuyên, chảy máu chân răng và lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn ở nữ giới. 

1313172893-1743404491452-17434044915471781033820.jpg

Một số nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu bao gồm: Sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng tiểu cầu, mắc các bệnh mãn tính về gan, bệnh máu khó đông, nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết), tác dụng phụ của hóa trị liệu, thiếu hụt axit folic và vitamin B12. Lạm dụng rượu dẫn đến suy giảm chức năng tủy xương và xơ gan cũng có thể khiến cơ thể dễ bị bầm tím.

Bạn có thể kiểm tra số lượng tiểu cầu thông qua xét nghiệm máu thông thường. Chỉ số tiểu cầu bình thường nằm trong khoảng 150.000 - 450.000/mL máu. Nếu số lượng tiểu cầu dưới 150.000, bạn được chẩn đoán là bị giảm tiểu cầu.

Giáo sư Lim giải thích: "Trong trường hợp giảm tiểu cầu miễn dịch, chúng tôi bắt đầu điều trị khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 20.000. Cơ chế của bệnh này là do các tế bào miễn dịch tấn công tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu. Do đó, chúng tôi sử dụng steroid để giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch".

Ông nói thêm: "Nếu dùng steroid không hiệu quả, chúng tôi có thể cân nhắc sử dụng globulin miễn dịch hoặc phẫu thuật cắt lách. Gần đây, thuốc kích thích sản sinh tiểu cầu cũng được sử dụng trong điều trị".

vetthuonghobibamtimlanhuthenaocanluuynhunggi13f4121c41e-1743411744571763740508.jpg

Không phải lúc nào số lượng tiểu cầu thấp cũng nguy hiểm

Giáo sư Lim nhấn mạnh: Mặc dù chỉ số tiểu cầu bình thường nằm trong khoảng 150.000 - 450.000, nhưng bạn không cần quá lo lắng nếu số lượng tiểu cầu của mình không đạt 150.000. 

  • giat-do-lot-1743403940820192931115.jpg

    Rất nhiều bà nội trợ đang giặt đồ lót kiểu này để giảm gánh nặng việc nhà mà không biết thế là tự rước vi khuẩn vào người

Ông cho biết thêm, đối với những người làm công việc văn phòng, nếu số lượng tiểu cầu trên 20.000 thì vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Đối với những người lao động chân tay, con số này nên trên 50.000, còn đối với vận động viên, những người có nguy cơ chấn thương cao, thì số lượng tiểu cầu nên duy trì trên 80.000. 

Ngoài ra, theo giáo sư Lim, tuổi càng cao, da càng mỏng và mất đi độ đàn hồi, do đó dễ bị bầm tím hơn ngay cả khi chỉ va chạm nhẹ. Ở những người trẻ tuổi, nếu da sáng màu thì vết bầm tím cũng sẽ dễ nhìn thấy hơn. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bầm tím là do đặc điểm da hay do vấn đề sức khỏe, bạn nên đi khám để được chẩn đoán cụ thể.

Hầu hết các vết bầm tím do chấn thương nhỏ sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị bầm tím không rõ nguyên nhân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đau khớp, hoặc sốt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bầm tím cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông máu, ung thư máu, hoặc các bệnh lý khác.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022