Toàn Hồng Thuyền, 17 tuổi, bật khóc sau khi bị fan (người hâm mộ) nhận ra trong một trung tâm mua sắm ở Macau tối 1/9. Toàn và bạn trốn vào nhà vệ sinh nhưng hàng chục fan cuồng vẫn đuổi theo vào bên trong và nhiều người chặn ở cửa. Bảo vệ của trung tâm phải can thiệp, hộ tống Toàn rời nhà vệ sinh tới thang máy chờ sẵn.

trung-quoc-tran-ap-fan-the-thao-doc-hai-1725440179.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5COJBcq9ppcxLMIHigRfAg
Trung Quốc trấn áp fan thể thao 'độc hại'

Toàn Hồng Thuyền (mũ trắng) trốn vào nhà vệ sinh trong trung tâm thương mại ở Macau tối 1/9. Video: Sinchew

Toàn trở thành tâm điểm chú ý từ khi giành hai huy chương vàng nhảy cầu tại Thế vận hội Paris 2024, bổ sung thêm vào bộ sưu tập huy chương vàng sau Olympic Tokyo 2021. Đám đông luôn túc trực quanh nhà ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Đông khiến Toàn không muốn về nhà.

Trương Bác Hằng, vận động viên thể dục dụng cụ giành huy chương bạc Olympic Paris, cũng phải trốn trong nhà vệ sinh sân bay Bắc Kinh hồi đầu tháng 8 để thoát khỏi đám đông hâm mộ quá khích.

Đây là hai trong số nhiều trường hợp mà truyền thông Trung Quốc gọi là "fandom (cộng đồng người hâm mộ) độc hại", khiến chính quyền ra tay trấn áp.

Một số fan tôn sùng các ngôi sao thể thao Trung Quốc tới mức ám ảnh với cuộc sống cá nhân của vận động viên, chỉ trích gay gắt những ý kiến chê bai hay đối thủ của vận động viên trên mạng, cáo buộc trọng tài gian lận vì thần tượng không giành chiến thắng.

Các chuyên gia cho hay tình trạng này từng xảy ra đối với các ngôi sao ngành giải trí trước khi chính quyền ra tay kiểm soát.

AFP-20240806-36BD8LY-v1-HighRe-5328-9125-1725440618.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3qOpp1CNa7Qq1ZVBOHaERQ

Toàn Hồng Thuyền hôn huy chương vàng trong lễ nhận giải vô địch nhảy cầu nữ 10 m tại Paris ngày 6/8. Ảnh: AFP

Theo Jian Xu, chuyên gia nghiên cứu về giới nổi tiếng Trung Quốc tại Đại học Deakin, Australia, việc các ngôi sao thể thao Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên các chương trình truyền hình và livestream đang biến họ thành người nổi tiếng theo hơi hướng giải trí và hình ảnh của họ bị "thương mại hóa".

Trong khi một số vận động viên được tôn vinh vì đem lại vinh quang cho đất nước, những người khác lại hứng chịu công kích trên mạng. Vận động viên thể dục dụng cụ Tô Vĩ Đức, 24 tuổi, là đối tượng trút giận của người dùng mạng sau khi ngã hai lần trong phần thi xà ngang ở Olympic Paris.

"Một mình anh ta kéo cả đội xuống", một người bình luận trên Weibo, còn một số người khác cáo buộc Tô giành được vị trí trong đội tuyển quốc gia nhờ "quan hệ" hơn là tài năng.

Trong trận chung kết bóng bàn đơn nữ Olympic Paris ngày 3/8 giữa hai vận động viên đều là người Trung Quốc Trần Mộng và Tôn Dĩnh Sa, Tôn được ủng hộ nhiệt tình ở nhà thi đấu và trên mạng xã hội, trong khi Trần bị la ó, chỉ trích. Một số người cho rằng Trần Mộng nên nhường chiến thắng cho Tôn Dĩnh Sa vì Trần đã có huy chương vàng Olympic 2020 còn Tôn chưa từng vô địch thế vận hội,

"Cả nước hy vọng Tôn Dĩnh Sa giành huy chương vàng đơn nữ, Trần Mộng không biết điều à?", một người bình luận sau khi Trần Mộng giành chiến thắng.

Vài ngày sau, Bộ Công an Trung Quốc thông báo đã yêu cầu một người lăng mạ Trần Mộng ra trình diện. Kể từ đó, ít nhất 5 người đã phải trình diện hoặc xử phạt vì công kích các vận động viên hoặc huấn luyện viên thể thao Trung quốc.

Phan Triển Lạc, 20 tuổi, vận động viên bơi lội phá kỷ lục thế giới nội dung bơi tự do 100 m, giành huy chương vàng tại Olympic Paris, đã giải tán câu lạc bộ fan trên Weibo vài tuần sau chiến thắng.

AFP-20240803-369H7J3-v1-HighRe-2061-8934-1725440618.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lMMNCFDITJNqRlecmE4jpw

Trương Bác Hằng sau khi hoàn thành phần thi chung kết thể dục nghệ thuật nam tại Paris ngày 3/8. Ảnh: AFP

Theo chuyên gia Jian, thanh niên Trung Quốc bắt đầu hướng sự chú ý vào các ngôi sao thể thao từ khi chính quyền tăng cường giám sát các câu lạc bộ fan giới giải trí năm 2021.

"Người hâm mộ cho rằng thể thao là lĩnh vực tương đối an toàn do tầm quan trọng của thể thao đối với quốc gia và các ngôi sao đóng vai trò như hình mẫu tích cực", Jian nói. "Fan thể hiện lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, thông qua ủng hộ các thần tượng thể thao, những người đã khổ luyện để giành vinh quang cho Trung Quốc".

Tuy nhiên, tình hình đã đi quá xa. Tuần trước, Tổng cục Thể thao Trung Quốc (GAS) lên án "văn hóa hâm mộ méo mó gây ảnh hưởng xấu tới danh tiếng ngành thể thao".

Cao Chí Đan, giám đốc GAS, nói rằng bản thân các vận động viên cũng cần "có quan điểm sống đúng đắn và cái nhìn tỉnh táo về danh vọng".

Tan, 41 tuổi, người Thượng Hải, cũng đồng tình với ông Cao, khi tán thành Phan Triển Lạc giải tán nhóm người hâm mộ. Theo bà, những ngôi sao thành công bất kể là trong thể thao hay lĩnh vực nào khác, "nên quan tâm đến sự tiến bộ của bản thân và đừng nên quá chú tâm vào suy nghĩ của những người xung quanh hay người hâm mộ".

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022