Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, kéo theo nhiều thay đổi về cả tâm sinh lý. Tuy nhiên, có một tin vui cho chị em là chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là ăn cá thường xuyên cũng có thể giúp kéo dài tuổi xuân và trì hoãn lão hóa trong giai đoạn này.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến giai đoạn mãn kinh?

Đối với phụ nữ, thời kỳ mãn kinh là một cột mốc lớn trong đời, khi họ phải đối mặt với những thay đổi lớn về cả thể chất lẫn tinh thần. Mong muốn trì hoãn giai đoạn này hoặc hy vọng nó đến một cách nhẹ nhàng, có lẽ là điều mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng khao khát. 

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn cá thường xuyên có thể giúp chị em thực hiện được mong muốn này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lựa chọn loại cá phù hợp. Nguyên nhân bởi, một số loại cá nếu ăn nhiều sẽ phản tác dụng.

an-ca-tri-hoan-lao-hoa1-17254088947761869906518.jpg

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Leeds (Anh), việc tiêu thụ nhiều cá giàu chất béo có thể giúp phụ nữ trì hoãn thời kỳ mãn kinh thêm 3 năm (lấy mốc 51 tuổi là độ tuổi mãn kinh trung bình). 

Ngược lại, việc tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế, đặc biệt là mì ống và cơm trắng, có thể khiến thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn 1,5 năm. Ngoài ra, những người thường xuyên ăn thịt cũng có thời kỳ mãn kinh đến muộn hơn khoảng 1 năm so với những người ăn chay.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và bệnh tim cao hơn.

Cá chứa những dưỡng chất nào giúp chống lão hóa?

Ngoài việc chứa nhiều axit béo omega-3, protein chất lượng cao, cá còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như i-ốt, selen, canxi, sắt và vitamin A, D... Rất nhiều nghiên cứu khẳng định, cá có thể được coi là một trong những thực phẩm quan trọng giúp chống lão hóa.

  • thuc-pham-gay-ung-thu-ruot3-17252081156281267377499-0-0-937-1500-crop-17252081475411538497034.jpg

    Loại thực phẩm gây ung thư ruột nguy hiểm gấp 10 lần thuốc lá, rượu bia, hạn chế nếu không ruột sớm “mủn như bùn”

1. Axit béo omega-3

Chất này có nhiều trong cá, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa não bộ và thị lực, giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch, ổn định cảm xúc, chống trầm cảm.

2. Axit béo không bão hòa

Thành phần giữ cho mạch máu thông thoáng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

3. Protein

Thành phần giúp tăng cường sức khỏe của các tế bào miễn dịch, củng cố cơ bắp.

an-ca-tri-hoan-lao-hoa2-17254088988431477462167.jpg

4. Vitamin D

Vitamin D có mối liên hệ nhất định với sự hình thành hormone trong cơ thể, có thể điều hòa sự cân bằng estrogen.

Những loại cá dù ở độ tuổi nào cũng không nên ăn?

Mặc dù ăn cá có thể giúp phụ nữ trì hoãn và trải qua thời kỳ mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn, nhưng một số loại cá lại có thể gây phản tác dụng. Chúng bao gồm:

1. Gỏi cá, cá chưa nấu chín

Cả cá nấu chưa chín và gỏi cá đều không nên ăn. Thịt cá sống có thể chứa ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng thường gặp là giun tròn, sán dây và giun móc. 

Sau khi ăn phải thịt cá nhiễm ký sinh trùng, con người có thể gặp phải các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa và đau bụng, tiêu chảy. 

Một số ký sinh trùng (như giun phổi) thậm chí có thể xâm nhập vào các cơ quan quan trọng, gây biến chứng nghiêm trọng.

2. Cá biển cỡ lớn

Do biển bị ô nhiễm, kim loại nặng và hóa chất công nghiệp có thể tích tụ trong cơ thể cá biển thông qua chuỗi thức ăn. Con người ăn phải các loại cá bị ô nhiễm sẽ gây hại cho hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh trung ương, đẩy nhanh quá trình lão hóa não.

Nhìn chung, các loại cá biển cỡ lớn (như cá ngừ đại dương, cá kim đỏ, cá kiếm...) sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn. Bạn nên chọn các loại cá vừa và nhỏ, đồng thời nên ăn nhiều loại cá khác nhau để giảm nguy cơ.

an-ca-tri-hoan-lao-hoa3-1725408898795152994552.jpg

3. Cá muối

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, xếp cá muối vào danh sách các chất gây ung thư. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn cá muối có liên quan đến các bệnh ung thư vòm họng, ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Thủ phạm gây ung thư trong cá muối là nitrosamine được tạo ra trong quá trình chế biến. Trong quá trình ướp cá, protein có trong cá sẽ tạo ra một lượng lớn nitrosamine. Sau khi ăn vào cơ thể, nitrosamine sẽ phản ứng hóa học với nitrit trong dịch vị, tạo ra các chất gây độc gen, làm tăng nguy cơ ung thư.

4. Cá nướng cháy

Cá khi được nướng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra heterocyclic amine (HCA). Nhiệt độ càng cao và thực phẩm càng ít nước thì lượng heterocyclic amine tạo ra càng nhiều. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, heterocyclic amine có thể phá hủy gen, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận.

5. Cá chiên, rán

Hấp là cách chế biến cá tốt cho sức khỏe nhất. Trong quá trình nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ khiến các mô cơ của cá tạo ra một số chất có hại, như các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation (AGEs). 

Nếu lượng AGEs trong cơ thể quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, Alzheimer. Hơn nữa, nhiệt độ cao cũng sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong cá. Nấu ở lửa vừa và nhỏ là cách tốt nhất để giữ được tối đa chất dinh dưỡng, hương vị thơm ngon của cá.

an-ca-tri-hoan-lao-hoa4-1725408898779290907327.jpg

Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nên ăn loại cá nào?

1. Cá hồi, cá thu, cá mòi

Các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá thu và cá mòi giúp trì hoãn thời kỳ mãn kinh hiệu quả nhất. Axit béo omega-3 trong cá béo có tác dụng kích thích khả năng chống oxy hóa của cơ thể.

2. Cá cơm

Nên ăn cả xương cá cơm để tăng cường hấp thụ canxi.

3. Cá thu, cá chình

Những loại cá này giàu kẽm, có tác dụng đặc biệt trong việc cân bằng nội tiết tố nữ estrogen.

4. Cá hồi, cá ngừ, cá thu

Những loại cá này chứa tryptophan, có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp serotonin trong não, giúp xoa dịu cảm xúc lo âu.

(Nguồn: HK01, Healthline)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022